Mai Hoa Dịch số (chữ Hán: 梅花易數) là một hình thức bói toán được xây dựng trên cơ sở triết lý Kinh Dịch với các thuyết Can Chi, âm dương, ngũ hành, bát quái kết hợp thuyết vận khí, bát quái kết hợp ngũ hành… bằng cách lập quẻ chính, hào động và quẻ biền; căn cứ vào sự vật, hiện tượng quan sát hay nghe được, đo đếm được hoặc giờ, ngày, tháng, năm xảy ra sự việc...

Cho dễ hiểu hơn. Ví dụ quý vị nhận được điện thoại của người thân lúc 16 giờ 30 phút ngày 19 tháng 03 năm 2024, báo tin mẹ người thân bệnh nặng phải nhập viện. Qúy vị hãy dùng thông số thời gian lúc nhận điện thoại là "16:30 ngày 19 tháng 03 năm 2024" để chiêm quẻ, xem tình hình bệnh của bà cụ nặng nhẹ thế nào thông qua quẻ Mai Hoa Dịch Số. Qúy vị có thể dùng Mai Hoa Dịch Số để bói tất các vấn đề mà quý vị quan tâm, chỉ cần biết thời gian của sự việc hoặc có thể dùng thời gian hiện tại để lấy quẻ.

Còn chiêm theo sự vật thì quý vị có thể lập quẻ khi thấy một sự vật có thể đếm được, như thấy bầy chim bay qua, cánh hoa rơi, tiếng gỏ cửa, tiếng chó sủa... miễn sự vật đó có thể đếm được để lấy số bát quái là có thể lập quẻ. Ví dụ quý vị thấy 5 con chim bay qua thì số 5 đó là số quái.

Qúy vị nhập năm tháng ngày giờ của sự việc muốn chiêm
Ngày Toán
Giờ Toán
Chiêm theo
Quý vị hãy nhập số quái, tức số đếm được trong sự vật để lấy quẻ
Số Quái
Tháng Toán
Giờ Toán
Mai Hoa Dịch Số - XemTuong.net
Năm Giáp Thìn, tháng Mậu Thìn, ngày Tân Dậu, giờ Bính Thân (16:30/19/03/2024)
Bổn Quẻ
Hỏa Lôi Phệ Hạp
Hỗ Quẻ
Thủy Sơn Kiển
Biến Quẻ
Thuần Chấn
Dụng
Ly
(Hỏa)


Hỏa
Hưu
Khảm
(Thủy)


Thủy
Tử
Chấn
(Lôi)


Mộc
Thể
Chấn
(Lôi)


Mộc
Cấn
(Sơn)


Thổ
Vượng
Chấn
(Lôi)


Mộc
Hào 6 động luận đoán dựa vào kết quả sau
Bổn quẻ là Thể sinh Dụng nhưng tiết tháng 03, Mộc là Tù khí, cho nên là vô khí, vô cát!
Giữa Dụng và Hỗ là Hỗ khắc Dụng tức lợi
Giữa Thể và Hỗ là Thể khắc Hỗ tức bất lợi
Hỗ quẻ là Thể khắc Dụng tức tiểu cát.
Biến quẻ là Dụng Thể tỷ hòa nhưng tiết tháng 03 Mộc là Tù khí.
Tổng số quái (Bổn + Hỗ + Biến) là 28
Bản Ngũ Hành Trong Tứ Thời
Mùa
Tiết
Vượng
Tướng
Hưu
Tử
Xuân
1-2
Mộc
Hỏa
Thủy
Kim
Thổ
Hạ
4-5
Hỏa
Thổ
Mộc
Thủy
Kim
Thu
7-8
Kim
Thủy
Thổ
Hỏa
Mộc
Đông
10-11
Thủy
Mộc
Kim
Thổ
Hỏa
Tứ Qúy
3-6-9-12
Thổ
Kim
Hỏa
Mộc
Thủy
Hình lá số

Quẻ Chính là HỎA LÔI PHỆ HẠP (quẻ số 21)

Giải Theo Mai Hoa Dịch Số

Hợp dã, khiết dã là hợp, cắn. Nghĩa là cắn để hợp lại.
Trong thiên hạ, gia đình có cha con, vợ chồng, anh em. Nước có vua tôi, quân dân. Xã hội có thầy trò, bạn hữu, tất cẩ hợp được mới thông, nhưng sở dĩ không hợp được là vì có trung gian làm gián cách, nên phải dùng thủ đoạn cắn để trừ khử trung gian mà hợp lại. Xem thể quái, thì hào sơ cửu và thượng cửu ví như hai hàm dưới và trên của miệng người ta, trung gian ba hào vạch đứt đôi là miệng trống lại bị một hào dương ở giữa cản ngang miệng, làm thành một gián cách, cho nên phải cắn mà trừ khử nét cản đó đi; cho đến việc quốc gia cũng vậy hễ trừ khử được bọn gián cách, gian tà, sàm nịnh thì được hòa bình vô sự.


A - Giải Thích Cổ Điển

1) Toàn quẻ :

- Nhận thấy nhân tình khả quan, sau mới thấy chỗ hợp. Bởi vậy tiếp theo quẻ Quán là quẻ Phệ Hạp. Hạp là hợp, và Phệ Hạp là cắn tan những mối gián cách có thể gây chia rẽ.

- Tượng hình bằng trên Ly dưới Chấn, lửa có sức sáng, sấm có đức động. Lại hình giống như hàm trên hàm dưới miệng người ta, ở giữa có một cái quai cản ngang. Tiên vương xem tượng đó mà biện minh hình phạt, trừ khử kẻ gian, thì sẽ được hanh thông.

2) Từng hào :

Sơ Cửu : tượng trưng cho đứa gây chia rẽ, còn non, ở thời Phệ Hạp phải trừng trị, nhưng mới phạm tội nhỏ, nên phạt nhẹ để giáo hóa.

Lục Nhị : đắc chính đắc trung, rất hợp với dụng cụ dụng hình. Dám dùng hình phạt nặng đối với kẻ gian ác. Vô cựu, vì tội tại người thụ hình, không phải tại người dụng hình. (Ví dụ Bao Công đời Tống).

Lục Tam : ở trên hạ quái, nên ở thời Phệ Hạp cũng có quyền dụng hình. Nhưng vì bất trung,nên làm việc dụng hình gặp khốn nạn, người thụ hình không tâm phục. (Ví dụ Lê Quý Đôn khi xử án Trịnh Khải).

Cửu Tứ : cương trực, dám đối phó với khó khăn, có thể làm nổi việc dụng hình. Nhưng vì tứ bất chính trung, e sẽ có việc lầm, nên thánh nhân khuyên nên giữ vững chính đạo mới được Cát. (Ví dụ Đặng trần Thường vì tư thù sai đánh Ngô Thời Nhiệm đến chết, sau chính Thường cũng bị Gia Long xử tử).

Lục Ngũ : ở vị chí tôn, âm nhu, nhưng được Cửu tứ là người minh đoán giúp đỡ, nên vượt qua được mọi khó khăn. Nhưng ở thời Phệ Hạp, có nhiều kẻ ly gián, nên phải cẩn thận xa chúng mới được vô cựu. (Ví dụ Tống Nhân Tông nghe lời Bao Công, trị được gian thần; trái lại Ngô Phù Sai cự lời gián can của Ngũ tử Tư, chỉ theo lời xiểm nịnh của thái tể Bá Hi).

Thượng Cửu : cũng như Sơ Cửu, cường ngạnh, nhưng tộị ác lớn hơn nhiều, cần phải trừng phạt nặng. (Ví dụ Hitler khi lên cầm quyền, làm loạn Âu Châu, mà các cường quốc Anh-Pháp cứ nhượng bộ hoài, nên sau gây vạ lớn).

B - Nhận Xét Bổ Túc.

1) Ý nghĩa quẻ Phệ Hạp :

a) Nương theo tượng quẻ hình dung một hàm răng (Thượng Cửu và Sơ Cửu), giữa là cái mồm bị vật gì ngáng (Cửu Tứ), cổ nhân cho rằng quẻ này ứng với một tình thế bị một yếu tố ngang trở khiến nó không được thông suốt, phải trừ bỏ cái yếu tố ngăn trở đó đi. Bởi thế nên đặt cho quẻ này cái tên Phệ Hạp, là cắn đứt cái ngang trở đó đi, tức là vấn đề trừng trị, hình phạt.

b) Tuy nhiên, chúng tôi không hoàn toàn đồng ý với quan niệm đó, vì đến quẻ sau, quẻ Sơn Hỏa Bí số 22, chúng ta cũng thấy tượng quẻ có 2 hào dương ở hai đầu trên dưới, ở giữa 3 hào âm, và 1 hào dương ngăn cách, không ở vị trí Tứ mà ở vị trí Tam. Cả hai tượng quẻ đều hình dung một cái mồm bị ngáng, nhưng cách cắt nghĩa lại khác nhau.

c) Thế cho nên chúng tôi bỏ hình ảnh Phệ Hạp mà chỉ muốn giữ lại hình ảnh Lửa trên Sấm dưới, sự hợp tác của trí tuệ soi sáng (lửa) và quyền lực đàn áp (sấm) để làm một cái gì. Cái gì đó có thể là việc dụng hình trừ gian, nhưng cũng có thể là bất cứ vấn đề gì : giáo dục, hôn nhân, ngoại giao, binh bị, v . v . đòi hỏi người giải quyết phải có cả hai đức tính trí tuệ sáng suốt và can đảm dùng võ lực nếu cần.

2) Bài học :

Quẻ Phệ Hạp này hình như xấu, báo điềm có một trở ngại ngăn trở công việc của mình, nhưng thật sự là hanh nếu biết đập tan nó đi. Đập tan bằng cách xử dụng cả trí tuệ soi sáng (lửa) và quyền lực đàn áp (sấm) như đã nói ở trên, nghĩa là không từ nan đàn áp khi cần, không nhân nghĩa rút rát kiểu đàn bà như Chamberlain, Daladier. Nhưng không đàn áp mù quáng, luôn luôn dùng trí tuệ sáng suốt để phân biệt khi nào nên đàn áp, khi nào nên không. Nhà Ngô không biết lý do, đã phệ hạp càn, đàn áp Phật Giáo một cách vô lý, nên mới bị xụp đổ.


Bảng Bát Quái Vạn Vật
Quẻ HỎA LÔI PHỆ HẠP có Thượng quái là Ly và Hạ quái là Chấn. Bản bát quái vạn vật sẽ liệt kê những thứ liên quan trong quẻ này để quý vị noi theo sự việc mà suy từng loại.

TỐN QUÁI: thuộc Mộc, gồm có 8 quái là:
Thuần Tốn - Phong Thiên Tiểu Súc - Phong Hỏa Gia Nhân - Phong Lôi Ích - Thiên Lôi Vô Vọng - Hỏa Lôi Thệ Hạp - Sơn Lôi Di - Sơn Phong Cổ.
Thiên Thời: Gió.
Địa lý: Phương Đông Nam - Chỗ thảo mộc tươi tốt - Vườn hoa quả, rau...
Nhân vật: Trưởng nữ - Tu sĩ - Quả phụ - Sơn lâm tiên đạo.
Nhân sự: Nhu hòa - Bất định - Vui vẻ khuyên người ta làm - Tiến, thối không quả quyết - Lợi ở chốn thị trường.
Thân thể: Bắp vế - Cánh tay - Hơi - Phong tật.
Thời tự: Cuối mùa Xuân đầu mùa Hạ - Năm, tháng, ngày, giờ 3, 5, 8 - Tháng 3 - Năm, tháng, ngày giờ Thìn, Tỵ - Tháng 4.
Động vật: Gà - Bách cầm - Loài cầm, loài trùng ở rừng núi.
Tịnh vật: Mộc hương - Giày - Vật thẳng - Vật dài - Đồ làm bằng cây tre - Đồ công xảo.
Ốc xá: Ở về hướng Đông Nam - Chỗ thầy tu ở, chỗ đạo sĩ ở, nhà lầu, vườn hoa - Ở chốn sơn lâm.
Gia trạch: Yên ổn, mua bán có lợi - Mùa Xuân chiêm cát - Mùa Thu chiêm bất yên.
Hôn nhân: Thành tựu - Nên kết hôn trưởng nữ - Mùa Thu chiêm bất lợi.
Ẩm thực: Thịt gà - Thức ăn ở chốn sơn lâm - Rau, quả - Vị chua.
Sinh sản: Dễ sinh - Sinh con so ắt con gái - Mùa Thu chiêm tổn thai - Lâm sản nên hướng Đông Nam.
Cầu danh: Đắc danh - Nên nhậm chức, có phong hiến (phong hóa và pháp độ) - Nên nhập phong hiến - Nên giữ chức thuộc về thuế khóa, trà, trúc, hoa quả - Nên nhiệm chức về hướng Đông Nam.
Mưu vọng: Mưu vọng khá được - Có tài - Khá thành - Mùa Thu chiêm tuy nhiều mưu nhưng ít được tùy ý.
Xuất hành: Nên đi - Có lợi về chi thu - Nên đi hướng Đông Nam - Mùa Thu chiêm không có lợi.
Yết kiến: Gặp được - Gặp được người sơn lâm, có lợi - Gặp được người văn nhân, tu sĩ có lợi.
Tật bệnh: Có tật bắp vế, cánh tay - Tật phong - Tật ruột - Trúng phong - Hàn tà - Khí tật.
Quan tụng: Nên hòa - Sợ phạm phải phong hiến.
Phần mộ: Nên hướng Đông Nam - Huyệt ở chốn sơn lâm - Mùa Thu chiêm bất lợi.
Phương đạo: Đông Nam.
Ngũ sắc: Xanh, lục, biếc, trong trắng.
Tính tự (Họ, Tên): Giác âm (ngũ âm) -
Họ hay tên có đeo bộ Thảo hay bộ Mộc một bên - Hàng vị 3, 5, 8.
Số mục: 3, 5, 8.
Ngũ vị: Vị chua.

Phần Bát Quái Vạn Vật kể trên, sự việc còn rất nhiều chẳng chỉ có như vậy mà thôi. Vậy phép chiêm, nên noi theo sự việc mà suy từng loại vậy.

Quẻ Hỗ là THỦY SƠN KIÊN (quẻ số 39)

Giải Theo Mai Hoa Dịch Số

Nạn dã là gay go, hiểm trở.
Tượng quẻ: Khảm trên, Cấn dưới, mặt bị sóng dồn, lưng bị núi ngăn, đi đứng thật khốn nạn.
Người đã lâm nguy rồi thì chỉ tìm phương thản dị mà đi, vậy nên lợi Tây Nam, bất lợi Đông Bắc, cũng có nghĩa là đi đường bình dị, tránh đường hiểm trở.


A - Giải Thích Cổ Điển

1) Toàn quẻ :

 

- Trong lúc nhân tâm ly tán, tất nhiên có kiển nạn (gay go ngăn chặn). Nên tiếp sau quẻ khuê là quẻ Kiển.

 

- Tượng hình bằng trên Khảm dưới Cấn, trước mặt bị sông ngăn, sau lưng bị núi chặn. Còn một nghĩa nữa là dù gặp cảnh ngộ nguy hiểm (Khảm), cứ bền lòng không nao núng (Cấn), sẽ được Cát.

 

- Quẻ này ứng vào thời kỳ đầy nguy hiểm, vấn đề tiến lui vô cùng quan trọng. Nhưng được hai hào đắc trung là Cửu Ngũ và Lục Nhị chính ứng. Vậy người quân tử gặp cảnh ngộ đó chỉ nên trở lại xét mình, tu thêm đức, thì sẽ có thể thoát hiểm được.

 

2) Từng hào :

 

Sơ Lục : bản chất âm nhu, lại bất chính, không qua được Kiển đâu. Cứ tiến lên sẽ nguy, biết dừng lại chờ thời thì sẽ tốt hơn. (Ví dụ gặp thời kinh tế khủng khoảng, muốn làm giầu sẽ bị sạt nghiệp).

 

Lục Nhị : trung, chính, trên được Cửu Ngũ giao phó cho trọng trách đối phó với những khó khăn. Cứ việc tiến hành công việc. Dù thành công hay thất bại, cũng giữ đạo quân tử. (Ví dụ vì vua Trụ vô đạo, chư hầu đều phản, riêng thái sư Văn Trọng vẫn một lòng trung).

 

Cửu Tam : cương dũng, gặp thời Kiển nếu tiến sẽ gặp nguy vì người ứng là Thượng Lục lại tài hèn. Chi bằng lui về thế thủ, hòa hoãn với Sơ, Nhị, may ra khỏi được kiển nạn. (Ví dụ Hitler cậy vào đồng minh hèn là Mussolini muốn thống trị Âu Châu, nên gặp sự chống đối mọi cường quốc. Nếu biết hòa hoãn với Anh, Pháp, thì may ra đánh được Nga cộng sản là kẻ thù chính).

 

Lục Tứ : trùng âm, là người tài hèn, không đủ sức để một mình thoát kiển nạn đâu (vì không ứng với Sơ Lục). Nếu biết lấy lòng chí thành đãi Cửu Tam, có thể được giúp đỡ đắc lực. (Ví dụ Lưu Biểu tự biết mình kém tài, không dám tung hoành thiên hạ, lại biết thu dụng Lưu Bị nên Kinh Châu được tạm yên một dạo).

 

Cửu Ngũ : ở vị chí tôn, thời Kiển phải chịu trách nhiệm to lớn. Cũng may được Lục Nhị trung chính, kéo cả mọi người cùng theo. (Ví dụ Henri IV lên làm vua lúc hai đạo Công giáo và Tin Lành đương tranh giành. May được Sully và các trung thần giúp đỡ, nên nước Pháp lại được thống nhất và thái bình).

 

Thượng Lục : thời Kiển đã cùng cực rồi, sắp thông. Tiến liều sẽ sụp hiểm. Biết chờ bạn dương cương là Ngũ tới giúp, sẽ thành công. (Ví dụ đầu năm 1918, Đức đã bắt đầu suy, Foch không vội công mà chỉ thủ, chờ quân đồng minh Mỹ tới nhiều mới tổng phản công).

 

B - Nhận Xét Bổ Túc.

 

1) Ý nghĩa quẻ Kiển :

 

a) Ta có thể nhận thấy rằng quẻ này là quẻ Sơn Thủy Mông số 4 lộn ngược. Tượng quẻ Mông là dưới núi có hiểm nên ngoài chẳng dám bước vào, vì mù mờ. Còn ở quẻ Kiển thì là sông ngăn chặn đàng trước, núi ngăn chặn đằng sau, biểu thị một tình trạng nguy hiểm chứ không phải chỉ mù mờ mà thôi.

 

b) So sánh với quẻ Khuê, thì quẻ Kiển còn hung hiểm hơn, vì ở đây không còn nói chuyện khoan hòa chống lại bạo tàn nữa (một việc chỉ có thể làm được khi sức mình không đến nỗi quá kém đối thủ), mà phải bền gan chịu đựng mọi gian khổ, miễn sao có thể sinh tồn để tìm lối thoát thân.

 

2) Bài học.

 

Đồng thời quẻ này cũng chỉ bảo cho ta phương pháp đối phó là óc mạo hiểm (Khảm) và đức tự Kiềm (Cấn).

 

a) Nếu nhìn thấy nguy hiểm trước mắt, thì phải dừng lại, đừng có liều lĩnh tiến bước. Ví dụ trước sự tấn công ồ ạt của 100 vạn quân Tào, Khổng Minh khuyên Lưu Bị bỏ Tân Dã, Phàn Thành, tạm lui về Kinh Châu.

 

b) Nếu đã sa vào nguy hiểm rồi, thì phải mạo hiểm tiến lên tìm cái sống trong cái chết. Ví dụ: trong trận Đương Dương Trường Bàn, Trương Phi liều một mình một ngựa chặn cầu, tạo thế nghi binh, khiến cho quân Tào nghi là mẹo Khổng Minh, phải bỏ chạy.


Bảng Bát Quái Vạn Vật
Quẻ THỦY SƠN KIÊN có Thượng quái là Khảm và Hạ quái là Cấn. Bản bát quái vạn vật sẽ liệt kê những thứ liên quan trong quẻ này để quý vị noi theo sự việc mà suy từng loại.

ĐOÀI QUÁI: thuộc Kim, gồm có 8 quái là:
Thuần Đoài - Trạch Thủy Khổn - Trạch Địa Tụy - Trạch Sơn Hàm - Thủy Sơn Kiển - Địa Sơn Khiêm - Lôi Sơn Tiểu Quá - Lôi Trạch Quy Muội.

Thiên Thời: Mưa dầm - Trăng mới - Sao.
Địa lý: Đầm ao - Chỗ ngập nước - Ao khuyết (dở hư) - Giếng bỏ hoang - Chỗ núi lỡ, gò sụt - Chỗ đất nước mặn không có cây cối.
Nhân vật: Thiếu nữ - Vợ hầu - Con hát - Người tay sai - Dịch nhân (người diễn dịch) - Thầy đồng bóng (phù thủy).
Nhân sự: Vui mừng - Khẩu thiệt - Dèm pha - Phỉ báng - Ăn uống.
Thân thể: Lưỡi - Miệng - Phổi - Đờm - Nước dãi.
Thời tự: Mùa Thu, tháng 8 - Năm, tháng, ngày, giờ Dậu - Năm, tháng, ngày, giờ thuộc Kim - Tháng, ngày số 2, 4, 9.
Động vật: Dê - Vật ở trong ao, hồ, đầm.
Tịnh vật: Kim, gai bằng vàng - Loài thuộc Kim - Nhạc khí - Đồ sứt mẻ - Vật vất bỏ, phế thải.
Ốc xá: Ở về hướng Tây - Ở gần ao hồ - Nhà vách tường đổ nát. Cửa hư hỏng.
Gia trạch: Chẳng yên - Phòng khẩu thiệt - Mùa Thu chiêm đẹp đẽ - Mùa hạ chiêm gia trạch hữu họa.
Hôn nhân: Chẳng thành - Mùa Thu chiêm khá thành - Có việc mừng - Thành hôn cát - Lợi gá hôn với thiếu nữ - Mùa Hạ chiêm bất lợi.
Ẩm thực: Thịt dê - Vật ở trong ao hồ - Thức ăn cách đêm - Vị cay nồng.
Sinh sản: Bất lợi - Phòng có tổn hại - Hoặc sinh nữ - Mùa Hạ chiêm bất lợi - Lâm sản nên hướng Tây.
Cầu danh: Nan thành - Vì có danh mà có hại - Lợi nhậm chức về hướng Tây - Nên quan về việc Hình - Võ chức - Chức quan coi về việc hát xướng - Quan phiên dịch.
Mưu vọng: Nan thành - Mưu sự có tổn - Mùa Thu chiêm có sự vui - Mùa Hạ chiêm chẳng vừa lòng.
Giao dịch: Bất lợi - Phòng khẩu thiệt - Có sự cạnh tranh - Mùa Hạ chiêm bất lợi - Mùa Thu chiêm có tài có lợi trong giao dịch.
Cầu lợi: Đã không có lợi mà có tổn - Khẩu thiệt - Mùa Thu chiêm có tài lời - Mùa Hạ chiêm phá tài.
Xuất hành: Chẳng nên đi xa - Phòng khẩu thiệt - Bị tổn thất - Nên đi về hướng Tây - Mùa Thu chiêm nên đi vì có lợi.
Yết kiến: Đi hướng Tây thì gặp - Bị nguyền rủa rầm rĩ.
Tật bệnh: Tật yết hầu, khẩu thiệt - Tật suyễn nghịch khí - Ăn uống chẳng đều.
Quan tụng: Tranh tụng không ngớt - Khúc trực chưa quyết - Vì việc tụng mà tổn hại - Phòng hình sự - Mùa Thu chiêm mà được Đoài là thể thì ắt đắc thắng.
Phần mộ: Nên hướng Tây - Phòng trong huyệt có nước - Mộ gần ao hồ - Mùa Hạ chiêm chẳng nên - Chôn vào chỗ huyệt cũ bỏ hoang.
Phương đạo: Hướng Tây.
Ngũ sắc: Trắng.
Tính tự (Họ, Tên): Tiếng thương (ngũ âm) - Người có họ hay tên đeo chữ Kim hay chữ Khẩu ở một bên - Hàng vị 2, 4, 9.
Số mục: 2, 4, 9.
Ngũ vị:Cay nồng.

Phần Bát Quái Vạn Vật kể trên, sự việc còn rất nhiều chẳng chỉ có như vậy mà thôi. Vậy phép chiêm, nên noi theo sự việc mà suy từng loại vậy.

Quẻ Biến là BÁT THUẦN CHẤN (quẻ số 51)

Giải Theo Mai Hoa Dịch Số

Là chấn động.
Theo tượng quẻ nhất dương bắt đầu sanh ở dưới, mà tiến lên lần lần, lại là tượng sấm phát động, vạn vật nẩy nở, có nghĩa được hanh thông. Chấn có nghĩa: kinh động, hoặc có việc gì kinh động tới nơi. Người gặp phải thời kỳ đó, nên cẩn thận kỹ càng, đón trước ngó sau.


A - Giải Thích Cổ Điển

1) Toàn quẻ :

- Đỉnh là vật hệ trọng, người giữ đỉnh phải là con trai trưởng, tức là Chấn. Vậy sau quẻ Đỉnh là quẻ Chấn.

- Tượng hình bằng hai quái chấn, Bát Thuần Chấn là tiếng sấm dồn, báo động liên tiếp. Nghe tiếng sấm tuy đáng sợ thật, nhưng quân tử không hoang mang, vì biết nó báo hiệu cho thanh bình sắp tới. (Trong mỗi quái một hào dương tiến lên áp đảo 2 âm ở trên). Vậy bậc quân tử chỉ cần nơm nớp cảnh giác, như người trưởng nam đang tế lễ nghe thấy tiếng sấm vẫn bình tĩnh, không để rơi đồ lễ.

2) Từng hào :

Sơ Cửu : là lúc bắt đầu vào thời chấn, và cũng là chủ quẻ Chấn. Nếu biết được Chấn tới mà biết kính cẩn lo sợ, sẽ được Cát. (Ví dụ Nguyễn Hoàng tránh chúa Trịnh, xin được bổ vào chấn thủ Nghệ Tĩnh).

Lục Nhị : tuy cưỡi lên trên cương Sơ, nghĩa là nguy hiểm đã tới, có thể tổn hại, nhưng vì nhị đắc trung đắc chính, tránh xa được nguy hiểm, và chẳng bao lâu lấy lại được cái đã mất. (Ví dụ chúa Nguyễn phúc Nguyên, thấy chúaTrịnh lộng hành, bèn từ chối sắc lệnh dụ vào triều, không tùng phục họ trịnh nữa).

Lục Tam : âm hào cư dương vị, nghĩa là vô tài mà ở địa vị không đáng, nên ở vào thời Chấn thì sợ hãi ngẩn ngơ. Nếu Tam biết tránh xa địa vị bất chính mà theo chính, thì sẽ không bị tai họa. (ví dụ Trịnh Bồng trở về tranh quyền Chúa sau khi Tây Sơn rút về Nam. Đến khi Nguyễn Hữu Chỉnh tấn công, Bồng lo sợ hoang mang, bỏ ngôi chúa đi tu).

Cửu Tứ : dương hào cư âm vị, cũng bất trung bất chính, lại ở giữa 4 âm, nên càng bị xụp vào địa vị bất chính, kiêu ngạo, không đề phòng nguy cơ sắp đến. (Ví dụ Nguyễn Hữu Chỉnh ỷ tài, bị Ngô văn Sở bắt, phân thây).

Lục Ngũ : âm nhu đắc trung, nên vào thời Chấn dù xoay sở cách nào khó thoát nguy. Chỉ có cách là giữ vững đức trung của mình, kệ cho chấn lai Chấn vãng, cũng chẳng việc gì. (ví dụ tham tụng Bùi huy Bích, gặp thời loạn Kiêu binh, rồi Tây Sơn bắc tiến, rồi Trịnh Lệ Trịnh Bồng trở tranh quyền, không chịu ra tham chính nữa, giữ thân được an toàn).

Thượng Lục : âm nhu, thời chấn đã cực dộ. Nếu hành động sẽ gập hung. mệt nản lòng, dù nguy hiểm chưa tới bản thân mình cũng tránh xa, thoát được tai vạ, mặc những người quen thuộc chê cười thượng nhát gan. (ví dụ Nguyễn Du là cố Lê thần tử, khi Tây Sơn chiếm Bắc hà, lui về ở ẩn ở dẫy núi Trường Sơn).

B - Nhận Xét Bổ Túc.

1) Ý nghĩa quẻ Chấn :

Tượng quẻ là tiếng sấm rền khắp nơi, báo động liên tiếp. Tức là thời kỳ tổng phản công, vì ở cả hạ quái và thượng quái, nhất dương ở dưới sẽ nổi lên chống nhị âm ở trên. Ví dụ trong đệ nhị thế chiến, những năm 1942- 43 , chiến tranh lan rộng đến Nga, Phi Châu, Thái Bình Dương, phe đồng minh còn bị thua nhiều trận, nhưng khí thế đã lên, đã có viễn tượng thắng được phe trục.

2) Bài học :

a) Chấn tuy có nghĩa là biến cố nguy hiểm giồn giập, nhưng cũng là bài học phấn chấn đối phó, nguy hiểm tuy đè nặng mà mình vẫn cương quyết chiến đấu không bỏ cuộc vì vẫn tin vào chiến thắng cuối cùng. Tỷ dụ oanh liệt nhất là khi quân Nguyên tràn sang nước ta, Hưng Đạo Vương quân thua ở Vạn Kiếp, phải bỏ Thăng Long, rước xa giá vào thanh, Toa Đô lại đem thủy binh đánh thốc từ Nghệ An lên, thế nước nguy ngập như trứng để đầu đẳng. Vậy mà tiết chế Hưng đạo Vương không rối chí, một mặt khích lệ tướng sĩ, một mặt bình tĩnh trù liệu kế hoạch đối phó. Đó là kế hoạch triệt lương quân Nguyên. Và chiến thắng đầu tiên ở Vân Đồn quả lật ngược thế cờ, quân ta mở cuộc tổng phản công khắp nơi vào quân Nguyên hoang mang vì nạn thiếu lương.

b) Ngoài ra, sự phân tích các hào cho ta thấy những cách cư xử trong thời Chấn, và kết quả ra sao:

- Những kẻ vô tài như Lục Tam, hoặc bất chính như Cửu Tứ, gặp thời chấn sẽ bại.

- Kẻ âm nhu như Thượng Lục, tự biết không đủ tài đối phó với thời cuộc, đi ẩn, thoát nạn.

- Những người đủ sức đối phó với thời Chấn là :

* người biết lo sợ, đề phòng ngay từ đầu, như Sơ Cửu

* người đôn hậu trunh chính, có đức tốt, như Lục Nhị

- Nhưng người giỏi nhất trong thời Chấn là Lục Ngũ, vị chí tôn gồm đủ ân uy, mặc cho Chấn lai Chấn vãng, vẫn bình tĩnh chiến đấu, không hề nao núng.


Bảng Bát Quái Vạn Vật
Quẻ BÁT THUẦN CHẤN có Thượng quái là Chấn và Hạ quái là Chấn. Bản bát quái vạn vật sẽ liệt kê những thứ liên quan trong quẻ này để quý vị noi theo sự việc mà suy từng loại.

CHẤN QUÁI: thuộc Mộc, gồm có 8 quái là:
Thuần Chấn - Lôi Địa Dự - Lôi Thủy Giải - Lôi Phong Hằng - Địa Phong Thăng - Thủy Phong Tĩnh - Trạch Phong Đại Quá - Trạch Lôi Tùy.

Thiên Thời: Sấm.
Địa lý: Phương Đông - Cây cối - Chỗ náo thị (chợ búa ồn ào) - Đường lớn - Chỗ cây tre, thảo mộc phồn thịnh.
Nhân vật: Trưởng nam.
Nhân sự: Dấy động - Giận - Kinh sợ hoang mang - Nóng nảy, xáo động - Động nhiều - Ít im lặng.
Thân thể: Chân - Gan - Tóc - Thanh âm.
Thời tự: Mùa Xuân, tháng 3 - Năm, tháng, ngày giờ Mẹo - Tháng, ngày 4, 3, 8.
Động vật: Rồng - Rắn.
Tịnh vật: Cây tre - Cỏ lau - Nhạc khí làm bằng cây hay tre - Vật hoa thảo tươi tốt.
Ốc xá: Ở về hướng Đông - Xứ sơn lâm - Lầu gác
Gia trạch: Trong nhà có sự kinh sợ hoang mang bất thần - Mùa Xuân chiêm thì tốt - Mùa Thu chiêm bất lợi.
Hôn nhân: Khá thành - Nhà có thanh danh - Lợi kết hôn với trưởng nam - Mùa Thu chiêm không nên kết hôn.
Ẩm thực: Móng chân thú - Thịt - Đố ăn thuộc chốn sơn lâm quê mùa - Thịt tươi - Trái vị chua - Rau.
Sinh sản: Hư kinh (sợ khống) Thai động bất yên - Sanh con so ắt sinh nam - Mùa thu chiêm ắt có tổn - Lâm sản nên hướng Đông.
Cầu danh: Đắc danh - Nhiệm sở nên hướng Đông - Chức truyền hiệu, phát lệnh - Quan chưởng hình ngục - Nhiệm sở về vụ trà, trúc, mộc, thuế khóa - Hoặc là làm chức Tư hòa náo thị.
Mưu vọng: Khá được - Khá cầu - Trong mưu kế phải hoạt động mạnh - Mùa thu chiêm không vừa lòng.
Giao dịch: Giao thành thì có lợi - Mùa Thu chiêm khó thành - Lợi về hàng hóa sơn lâm, cây, tre, trà.
Cầu lợi: Có lợi về sơn lâm, tre, mộc - Nên cầu tài hướng Đông - Nên cầu tài chỗ đông đảo xao động - Có lợi về hàng hóa sơn lâm, cây, tre, trà.
Xuất hành: Có lợi về hướng Đông - Có lợi người thuộc sơn lâm - Mùa Thu chiêm không nên đi - Chỉ sợ kinh hại khống.
Yết kiến: Gặp thấy - Nên gặp người thuộc sơn lâm - Nên gặp người có thanh danh.
Tật bệnh: Tật chân - Tật đau gan thường - Sợ hãi cuống quít chẳng yên.
Quan tụng: Việc kiện cáo đứng về phía mạnh - Hư kinh (kinh sợ khống) - Sửa đổi để xét lại phản phúc.
Phần mộ: Lợi về hướng Đông - Huyệt trong chốn sơn lâm - Mùa Thu chiêm không lời.
Phương đạo: Đông.
Ngũ sắc: Thanh - Lục - Biếc.
Tính tự (Họ, Tên): Tiếng giác (ngũ âm)
- Họ hay tên có đeo chữ Mộc - Hàng vị 4, 8, 3.
Số mục: 4, 8, 3.
Ngũ vị: Chua.

Phần Bát Quái Vạn Vật kể trên, sự việc còn rất nhiều chẳng chỉ có như vậy mà thôi. Vậy phép chiêm, nên noi theo sự việc mà suy từng loại vậy.

Thể Loại Chiêm

Qúy vị hãy xem phần Ngũ hành sinh khắc của "Dụng" và "Thể" có chữ màu xanh và tra theo bản bên dưới để biết sự việc muốn xem. Ngoài ra sự việc có thể gia giảm nặng nhẹ tốt xấu tùy theo vận khí của tiết tháng mà chúng tôi cũng đã giải thích sau chữ màu xanh. Ví dụ; chiêm nhân sự, Dụng sinh Thể là có vui mừng lớn, nhưng hỏa của dụng ở tháng 7 là tù khí, nên vô khí, cho nên sự vui mừng sẽ bị giảm nhiều.

Ngũ Hành Sinh Khắc Dụng Thể:
- Bổn quẻ của quý vị là Thể sinh Dụng nhưng tiết tháng 03, Mộc là Tù khí, cho nên là vô khí, vô cát!
- Hỗ quẻ của quý vị là Thể khắc Dụng tức tiểu cát.
- Biến quẻ của quý vị là Dụng Thể tỷ hòa nhưng tiết tháng 03 Mộc là Tù khí.

1. CHIÊM NHÂN SỰ
Chiêm nhân sự cần xét Thể, Dụng. Thể quái là chủ, Dụng quái là khách.
Dụng khắc Thể chẳng nên, Thể khắc Dụng lại tốt.
Dụng sinh Thể có sự vui mừng. Thể sinh Dụng thường xảy ra tổn thất.
Thể Dụng hòa đồng (tỵ hòa) mưu sự có lợi.
Cần xét thêm Hổ quái và Biến quái để đoán cát hung, nghiên cứu thịnh suy để tường tai hại.
Chiêm về nhân sự thì dùng toàn chương Thể Dụng Tổng Quyết, để định cát hung.
Nếu có quái sinh Thể quái, nên xem chương Bát Quái ở trước Quái sinh Thể có những gì tốt, khắc Thể có những gì xấu.
Nếu không thấy có sinh Thể, khắc Thể thì lấy bổn quái mà suy.

2. CHIÊM GIA TRẠCH
Phàm chiêm gia trạch lấy Thể làm chủ Dụng làm gia trạch.
Thể khắc Dụng thì gia trạch vững vàng.
Dụng khắc Thể thì gia trạch bất an.
Thể sinh Dụng: nhiều việc tổn hao, ly tán phòng đạo tặc.
Dụng sinh Thể được nhiều lợi ích, hoặc được của người dâng biếu.
Thể Dụng tỵ hòa: gia trạch yên ninh.
Nếu có Quái sinh Thể thì xem lại chương chiêm Nhân sự mà đoán.

3. CHIÊM ỐC XÁ
Chiêm vụ này phải dùng thời gian sáng tạo. Phàm chiêm ốc xá, lấy thể làm chủ, Dụng làm ốc xá.
Thể khắc Dụng: chỗ ở vừa ý.
Dụng khắc Thể: thì gia trạch bất ân.
Thể sinh Dụng: chủ tư tài suy thối.
Dụng sinh Thể: gia môn hưng thịnh.
Thể Dụng tỵ hòa: tự nhiên yên ổn.

4. CHIÊM HÔN NHÂN
Xem hôn nhân lấy Thể làm chủ, Dụng làm sự hôn nhân.
Dụng sinh Thể: việc hôn nhân thành, hoặc nhân sự hôn nhân có lợi.
Thế sinh Dụng: việc hôn nhân không thành, hoặc vì hôn nhân mà có hại.
Thể khắc Dụng: hôn nhân thành nhưng phải chậm trễ.
Dụng khắc Thể: bất thành, nếu thành cũng có hại.
Thể Dụng tỵ hòa rất tốt.
Phàm xem hôn nhân lấy Thể làm mình, làm chủ, mà Dụng tượng trưng cho nhà thông gia.
Thể quái mà vượng thì nhà mình được gia môn ưu thắng.
Dụng quái mà vượng nhà thông gia có địa vị thuận lợi.
Dụng sinh Thể có tài lợi về sự hôn nhân, hoặc nhà thông gia chiều chuộng theo ý ta.
Thể sinh Dụng thì không hộp bỏ quả hoặc mình phải thối sự cầu hôn.
Nếu Thể Dụng tỵ hòa: hai bên tương tụ, lương phối nhàn du.
Càn thì đoan chính mà giỏi, mạnh bạo.
Khảm là dâm, háo sắc, hay ghen quá độ.
Cấn sắc hoàng, đa xảo (khéo giỏi).
Chấn dáng mặt đẹp mà rắn rỏi.
Tốn tóc ít mà thưa hình xấu, tâm tham.
Ly đoản, xích sắc, tính khí bất thường, thấp lùn.
Khôn thì xấu bụng to mà vàng.
Đoài cao và giỏi, nói năng vui vẻ, sắc trắng.

5. CHIÊM SINH SẢN
Chiêm sinh sản lấy Thể là mẹ, Dụng là sự sinh.
Thể Dụng cả hai nên thừa vượng, chẳng nên thừa suy, nên tương sinh, không nên tương khắc.
Thể khắc Dụng không lợi cho con.
Dụng khắc Thể chẳng lợi cho mẹ.
Thể khắc Dụng mà Dụng quái lại suy, chắc con chẳng toàn.
Dụng khắc Thể mà Thể quái lại suy, ắt nguy cho mẹ.
Dụng sinh Thể thì lợi cho mẹ. Thể sinh Dụng thì mẹ dễ sinh.
Thể Dụng tỵ hòa thì mẹ tròn con vuông.
Nếu muốn biết sinh nam hay nữ, nên dùng Bát quái trước đây mà suy. Dương quái mà dương hào nhiều hơn: sinh nam; Âm
quái mà âm hào nhiều hơn: sinh nữ.
Âm Dương quái hào tương đồng thì xem số người có mặt lúc chiêm, số chẳn lẽ, đó là lý ngẫu nhiên chứng nghiệm.
Như muốn biết ứng kỳ ngày giờ, thì lấy Khí quái số của quẻ Dụng là quẻ gì, rồi tra nơi mục Thời tự của Bát Quái Vạn Vật trước đây mà đoán.

6. CHIÊM ẨM THỰC
Phàm chiêm ăn uống lấy Thể làm chủ, Dụng làm sự ăn uống.
Dụng sinh Thể, ăn uống no say.
Thể sinh Dụng bụng không, trống rỗng.
Thể khắc Dụng tuy có ăn mà gặp sự đình trệ.
Dụng khắc Thể thì thật toàn vô.
Thể Dụng tỳ hòa, ăn uống phong túc.
Trong quái có Khảm thì nhiều rượu, có Đoài thì nhiều mỹ vị; không Khảm không Đoài cả hai đều không.
Đoài Khảm sinh Thể, rượu thịt ê hề, say sưa lướt thướt.
Muốn biết ăn uống thức gì, dùng mục ẩm thực mà suy.
Muốn biết ai là thực khách, dùng Hổ quái mục nhân sự mà luận. Cả hai đều có mục riêng ở Bát quái Vạn vật thuộc loại ở phần I.

7. CHIÊM CẦU MƯU
Cầu mưu lấy Thể làm chủ. Dụng làm mưu sự.
Thể khắc Dụng, mưu tất thành nhưng chậm.
Dụng khắc Thể, mưu bất thành nếu thành cũng có hại.
Dụng sinh Thể, mưu sự thành đạt mà có lợi.
Thể sinh Dụng, mưu sự khó thành chẳng được vừa ý.
Thể Dụng tỵ hòa, mưu sự xứng tâm.


8. CHIÊM CẦU DANH
Cầu danh lấy Thể làm chủ, Dụng làm danh.
Thể khắc Dụng, danh khả thành nhưng phải chậm.
Dụng khắc Thể danh bất khả thành.
Thể sinh Dụng, danh bất khả tựu, hoặc nhân danh mà thất chí.
Dụng sinh Thể, công danh thành toại hoặc nhân danh mà có lợi.
Thể Dụng tỵ hòa, công danh xứng ý.
Muốn biết ngày nào thành danh dùng Khí quái của quẻ sinh Thể mà suy.
Muốn biết chức nhiệm phương sở dùng Biến-quái mà quyết đoán.
Nếu không có quẻ khắc Thể, thì danh dễ thành, muốn biết nhạt kỳ, thì xem nơi mục Thời tự mà định ngày giờ.
Bằng như kẻ chiêm quẻ còn tại chức,tối kỵ nhất thấy quẻ khắc Thể, thấy nó tức là thấy họa, nhẹ thì bị khiển trách, nặng thì phải cách chức thôi quan, mà nhật kỳ cũng ứng vào Khí quái khắc Thể, ở mục Bát quái Vạn Vật ở phần I, mục Thời tự mà suy.

9. CHIÊM CẦU TÀI
Xem cầu tài lấy Thể làm chủ, Dụng làm tài.
Thể khắc Dụng có tài, Dụng khắc Thể vô tài.
Thể sinh Dụng ắt tài hao tổn,
Dụng sinh Thể, tài càng phát đạt.
Thể Dụng tỵ hòa, tài lợi khoái tâm.
Muốn biết ngày có tài, dùng khí quái của quẻ sinh Thể mà suy.
Muốn biết ngày phá tài, lấy khí quái của quẻ khắc Thể mà đoán.
Nếu trong chánh quái, thấy có quẻ Thể khắc Dụng, hoặc có quẻ Dụng sinh Thể, tất là có tài, xem khí quái của chánh quái, thì biết ngay nhật kỳ.
Trái lại, nếu thấy Dụng khắc Thể, hay Thể sinh Dụng, ấy là quẻ phá tài, xem khí quái, biết ngay thời kỳ phá sản.

10. CHIÊM GIAO DỊCH
Xem giao dịch lấy Thể làm chủ, Dụng làm sự giao dịch
Thể khắc Dụng, giao dịch thành mà chậm.
Dụng khắc Thể bất thành.
Thể sinh Dụng nan thành, hoặc nhân sự giao dịch mà hóa ra có hại.
Dụng sinh Thể tất thành, thành mà có lợi lớn.
Thể Dụng tỵ hòa giao dịch thành toại.

11. CHIÊM XUẤT HÀNH
Xem quẻ xuất hành, lấy Thể làm chủ, Dụng làm sự xuất hành.
Thể khắc Dụng, xuất hành tốt được nhiều lợi lớn.
Dụng khắc Thể, đi ắt có họa.
Thể sinh Dụng ra đi ắt phá tài.
Dụng sinh Thể, ngoại tài vô lượng.
Thể Dụng tỵ hòa xuất hành tiện lợi.

Phàm xuất hành Thể nên thừa vượng và chư quái cần phải sinh Thể mới tốt.
Quái Thể mà Chấn Càn thì chủ đa động,
Khôn Cấn chủ bất động.
Tốn nên đi bằng thuyền,
Ly nên đi bộ hành,
Khảm phòng thất thoát,
Đoài chủ phân tranh (lộn xộn, khẩu thiệt)

12. CHIÊM HÀNH NHÂN
Chiêm hành nhân lấy Thể làm chủ, Dụng làm hành nhân.
Thể khắc Dụng, hành nhân về mà trễ.
Dụng khắc Thể, hành nhân không về.
Thể sinh Dụng, hành nhân chưa về.
Dụng sinh Thể, hành nhân sẽ tới.
Thể Dụng tỵ hòa, ngày về sắp tới.
Lại xem quẻ Dụng mà vượng lại phùng sinh thì hành nhân ở ngoài rất phong túc. Nếu phùng suy mà lại gặp khắc, ắt tại ngoại thọ tai.
Quẻ Chấn phần nhiều chẳng được an ninh,
Cấn thì bị trở ngại,
Khảm gặp nhiều hiểm họa,
Đoài thì càng lộn xộn phân tranh.


13. CHIÊM YẾT KIẾN
Chiêm yết kiến lấy Thể làm chủ chính mình, Dụng làm người mình muốn gặp.
Thể khắc Dụng hì gặp.
Dụng khắc Thể không gặp.
Thể sinh Dụng, có gặp cũng khó khăn lắm mà có gặp chăng thì cũng chẳng có lợi gì.
Dụng sinh Thể đối diện tương phùng, hòa đàm tương đắc.
Thể Dụng tỵ hòa, hoan nhiên tương kiến.

14. CHIÊM THẤT VẬT
Xem thất vật lấy Thể làm chủ, Dụng làm thất vật.
Thể khắc Dụng, tìm được nhưng phải chậm.
Dụng khắc Thể, tìm không được.
Thể sinh Dụng, rất khó tìm.
Dụng sinh Thể, tìm ngay được thấy.
Thể Dụng tỵ hòa, của không mất.

Lại xem Biến quái cho biết phương hướng nào:
- Biến quái là Càn thì tìm ngay phương Tây Bắc, hoặc trên lầu gác các công sở hoặc dấu ở bên kim thạch, hoặc dấu trong vật hình tròn, hoặc chỗ trên cao khỏi mặt đất.
- Biến quái là Khôn tìm hướng Đông Nam, gần ruộng vườn hoặc ở kho vựa hoặc chỗ gặt hái, hoặc chôn trong hang dưới đất hoặc trong đống gạch ngói hoặc trong đồ hình vuông.
- Biến quái là Chấn tìm về hướng Đông, gần chỗ sơn lâm, hoặc dấu trong bụi gai góc, hoặc gần chỗ trống chiêng, hoặc ở trong chiêng trống, hoặc ở chỗ ồn ào hoặc gần đường cái.
- Biến quái là Tốn tìm phương Đông Nam, hoặc gần chỗ sơn lâm, hoặc gần chùa chiền, hoặc tại vườn rau hoặc trong xe thuyền, hoặc dấu trong đồ bằng mộc.
- Biến quái là Khảm tìm phương Bắc, dấu gần ven nước hoặc gần kinh ngòi, mương rảnh, giếng ao hoặc gần chỗ để rượu, dấm hoặc ở chỗ có cá muối.
- Biến quái là Ly tìm phương Nam, gần lò bếp, hoặc ở gần cửa sổ, hoặc dấu ở nhà trống, hoặc gần chỗ văn thư hoặc ở chỗ có khói lửa.
- Biến quái là Cấn tìm phương Đông Bắc, gần chỗ sơn lâm, hoặc gần mé đường, hoặc chỗ đá sỏi hoặc dấu trong hang đá.
- Biến quái là Đoài tìm phương Tây, hoặc gần bờ ao giếng, hoặc trong đống vách tường đổ vở, hoặc trong nền hoang đổ nát, hoặc trong ao giếng bỏ hoang.

15. CHIÊM TẬT BỆNH
Chiêm bệnh thì lấy Thể làm bệnh nhân, Dụng làm bệnh chứng.
Thể quái nên vượng chẳng nên suy, Thể nên phùng sinh không nên thấy khắc.
Dụng sinh Thể chớ nên khắc Thể,
Thể sinh Dụng bệnh dễ lành.
Dụng sinh Thể bệnh khó khỏi.
Thể khắc Dụng không thuốc cũng lành.
Dụng khắc Thể tốn thuốc vô công.
Nếu Thể phùng khắc nhưng được vượng khí thì cũng còn hy vọng.
Thể ngộ khắc mà lại gặp suy, đoán chẳng được bao nhiêu ngày nữa.
Muốn biết có thể cứu được trong cơn hung thì xem có quẻ nào sinh Thể chăng.
Thể sinh Dụng, bịnh dây dưa liên sàng,
Dụng sinh Thể bịnh càng chóng khỏi.
Thể Dụng tỵ hòa ắt bịnh chẳng phải lo.

Muốn xem bịnh ngày nào khỏi hẳn, xét ở quẻ sinh Thể mà suy, muốn rõ thời kỳ lâm nguy, xét quẻ khắc Thể mà định.
Muốn biết bịnh cho uống thuốc gì, xét quẻ sinh Thể mà xử dụng như:
- Ly quái sinh Thể nên uống thuốc sắc chín.
- Khảm quái sinh Thể nên uống thuốc lạnh.
- Cấn thì ôn bổ, Càn Đoài thì dùng lương dược (thuốc mát).

Nếu có thuyết tin quỷ thần tuy không phải là đạo của Dịch, nhưng cũng không nói rằng Dịch đạo chẳng lưu tâm, hãy lấy lý mà suy, như có quái khắc Thể, tức biết được bịnh phạn quỷ thần.
- Càn quái khắc Thể, chủ Tây Bắc phương chi thần, hoặc binh đao chi quỷ, hoặc thiên thời hành khí, hoặc xung chính chi tà thần.
- Khôn thuộc Tây Nam chi thần, hoặc khóang dạ (ruộng đồng) chi quỷ, hoặc liên thân chi quỷ (quỷ ở cạnh nhà), hoặc phạm Thổ Thủy thần trong làng, hoặc phạm quỷ đạo lộ, hoặc phạm vô chủ chi quỷ.
- Chấn thuộc Đông phương hoặc Mộc hạ chi thần, hoặc yêu quái, hoặc bị ảnh hưởng chi thời.
- Tốn là quỷ Đông Nam, hoặc quỷ tự ải tự sát hoặc quỷ già tỏa trí mạng (bị xiềng xích mà chết, thắt cổ treo cây v.v...)
- Khảm là quỷ phương Bắc, hoặc Thủy thần, hoặc trầm mịch chi vong, hoặc quyết bịnh chi quỷ.
- Ly thì quỷ Nam phương, hoặc Dũng mạnh chi thần, hoặc phạm Táo tự, hoặc đắc tội Tổ tiên, hoặc bị Phần thiêu chi quỷ, hoặc bị quỷ đau sót mạng vong.
- Cấn là bị thần phương Đông Bắc, hoặc bị sơn lâm chi thần, hoặc bị sơn tiêu (yêu quái hiện người), mộc khách hoặc Thổ quái thạch tinh.
- Đoài thì phạm Tây Nam hoặc Trận vong chi quỷ hoặc Phế tật chi quỷ hoặc Vẩn kỉnh tường sinh (thắt cổ tự sát, xiềng xích mà chết) chi quỷ.
Trong Bản quái không có quẻ khắc Thể thì chớ nên bàn đến.
Lại có người hỏi: Chiêm bịnh mà gặp quẻ Càn Khôn, tức là quẻ Thiên Địa Bí thì đoán như thế nào?


Phần Tổng Quyết
SỰ TRỌNG YẾU SÂU KÍNH CỦA TÂM DỊCH VỀ PHÉP CHIÊM BỐC
Trong thiên hạ có sự dữ sự lành, nhờ chiêm bốc mà biết được sự trọng yếu.
Sự lý trong thiên hạ không có hình tích, dùng giả tượng để hiểu rõ cái nghĩa. Cho nên quẻ Càn, có lý chắc chắn để tượng trưng cho loài ngựa (mã), vậy cho nên phép chiêm bốc ngụ cái lý của cát hung, chỉ nhờ vào quái tượng để biện minh. Vậy quái tượng nhất định chẳng khác gì cái lý mà nếu không biết đạo biến thông thì chẳng bao giờ hiểu được sự nhiệm mầu.Dịch số là chỉ có biến dịch mà thôi: chí như hôm nay toán quẻ Quan Mai (ngắm bông mai), mà được quẻ Cách (Trạch Hỏa Cách) biết rằng sẽ có thiếu nữ bẻ hoa. Ngày sau quả thật có thiêu nữ đến bẻ hoa, có thể như vậy sao?
Hôm nay toán quẻ Mẫu Đơn, mà được quẻ Cấu (Thiên Phong Cấu) biết được vườn Mẫu đơn sẽ bị ngựa dẫm nát, ngày hôm sau quả thật có ngựa phá hủy vườn Mẫu đơn, thế sao?

Vả chưng quẻ Đoài không phải chỉ sở thuộc thiếu nữ mà thôi, cũng như quẻ Càn, cũng không phải chỉ sở thuộc ngựa mà thôi, có thể kẻ khác bẻ bông, và cũng có thể là một loài nào đó phá hủy vườn Mẫu đơn. Cho nên sự suy xét phải thật tinh vi, mới có thể định được cái sở thuộc về vật gì. Than ôi! Đạo chiêm bốc rất cần yếu nhất là biến thông, hiểu được biến thông tất đạt được Tâm Dịch cao siêu vậy.

CHIÊM BỐC TỔNG QUYẾT
Đại để phép chiêm bốc, sau khi đã bố thành quẻ rồi, trước hết xem xét Hào từ của Chu Dịch để đoán cát hung. Thí dụ:

Càn sơ cửu là rồng ở ẩn, nên mọi việc đều còn nấp kín (âm thầm, chưa hiện rõ)
Cửu nhị là rồng xuất hiện tại điềnthì lợi gặp đại nhân, nên yết kiến quý nhân.

Thứ đến, xem Thể Dụng của quẻ, để luận Ngũ Hành sinh khắc. Thể Dụng tức là cái thuyết Động và Tịnh:
- Thể là chủ, Dụng là sự việc, ứng dụng sự thể.
- Thể Dụng tỵ hòa (như nhau, hòa nhau) là tốt.
- Thể sinh Dụng hay Dụng khắc Thể là xấu.

Lại xem đến khắc ứng, như đương thời chiêm bốc:
- Nghe nói vui tươi, hay thấy triệu chứng tốt lành là tốt.
- Nghe nói hung dữ hoặc thấy triệu chứng xấu là xấu.
- Thấy vật tròn nguyên vẹn biểu hiệu sự thành công.
- Thấy vật sứt mẻ hư hao biểu lộ sự thất bại.

Lại xét cái động tịnh của bản thân ta như:
- Ngồi: ứng sự chậm trễ,
- Đi: ứng sự mau,
- Chạy: ứng sự mau hơn nữa,
- Nằm: ứng sự chậm hơn.

Muốn thông suốt sự chiêm bốc, cần nhất lấy
Dịch quái làm chủ, thứ đến khắc ứng:
- Cả hai nếu tốt thì thật là tốt,
- Cả hai đều xấu lại càng xấu hơn.

Nếu một xấu, một tốt nên xét rõ quái từ với Thể Dụng, khắc ứng các loại mà đoán. Vậy nên phải xét suy cho đầy đủ, chứ không nên vịn vào một chi tiết nhỏ nhặt mà đoán được.

LUẬN LÝ VỀ CHIÊM BỐC
Phép chiêm bốc cần phải luận lý mới được đầy đủ, nếu cứ luận về số mà không luận đến lý, và nếu căn cứ một chi tiết nhỏ thì không thể linh nghiệm được.
- Tỷ như toán về sự ăn uống mà được quẻ Chấn, vì Chấn tượng trưng cho Long (con rồng), nếu lấy lý mà luận thì không thể nói rồng được, ta phải lấy lý ngư (cá gáy) mà thay vào.
- Còn như toán về thiên thời mà được quẻ Chấn tượng trưng cho sấm, nếu đương thời ta ở về mùa Đông, theo lý thì không thể có sấm được, nên ta phải kể là gió bão làm chấn động vậy.
Cho nên theo mấy thí dụ kể trên, cần phải xét lý cho tường, ấy mới phải đạo chiêm bốc thật sâu xa vậy.

TIÊN THIÊN VÀ HẬU THIÊN LUẬN
Đoán quẻ về Hậu Thiên, tốt hay xấu chỉ luận về quái (quẻ) mà thôi, không cần dùng đến Hào từ của Dịch; còn Hậu Thiên lại dùng Hào từ gồm luôn cả Quái từ mà đoán, tại sao thế?
Vì Tiên Thiên trước được số chưa được quái (quẻ), như vậy là chưa có Dịch Thư mà đã có dịch lý trước rồi, cho nên không cần dùng đến Dịch thư nữa, mà chỉ chuyên lấy quái (quẻ) mà đoán thôi.
Còn Hậu Thiên trước tiên được quái (quẻ) rồi dùng quái mà vạch ra Từ sau Dịch vậy, cho nên dùng Hào từ gồm luôn cả Quái từ mà đoán.
Và cách bố quái (khí quái hay dàn quái) Tiên thiên không giống Hậu Thiên, như cách bố quái của Hậu Thiên mà số cũng bất đồng nhất (khác nhau), Nay nhiều người tính: Khảm 1, Khôn 2, Chấn 3, Tốn 4, Trung cung 5, Càn 6, Đoài 7, Cấn 8, Ly 9; lấy những số ấy dùng để tính quẻ.
Vì Thánh nhân làm Dịch vạch ra quái (quẻ) đầu tiên lấy Thái Cực, Lưỡng Nghi, Tứ Tượng, Bát Quái thêm vào một bội số thì tự thành ra Càn 1, Đoài 2, Ly 3, Chấn 4, Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8; vậy chiêm bốc, bố quái hợp với những số ấy mà dùng.
Vả nay nhiều người bố quái Hậu Thiên phần nhiều không gia thời, lập được một quẻ chỉ lấy một Hào động, mà lại không dùng đến đạo biến thông. Vậy lập quẻ Hậu Thiên tất phải gia thời mới được. Lại như quái Tiên Thiên định thời ứng kỳ, thì lấy Quái khí:
- Như Càn Đoài ứng vào Canh Tân và năm, ngày thuộc Kim, hoặc Càn tức ngày, giờ Tuất Hợi; Đoài tức ngày, giờ Dậu.
- Như Chấn, Tốn phải ứng vào Giáp Ất và năm, ngày thuộc Mộc, hoặc Chấn tức Mẹo, Tốn tức Thìn.

Hậu Thiên: Lấy số quẻ gia thêm số giờ (thời) tổng cộng để phân định ứng kỳ của sự việc, và phân ra bằng đi, ngồi, đứng, làm mau, chậm. Số quẻ gia thời đó, ứng được việc gần, mà chẳng có thể xét định việc xa hơn, nên phải hợp số cả Tiên Thiên và Hậu Thiên lại quyết đoán ứng kỳ vậy.
Vả lại phàm toán quẻ để đoán cát hung, mà thấy rõ sự lý, thì chỉ thấy được toàn quái, Thể dụng sinh khắc, với tham khảo luôn cả Dịch từ, vậy mới linh thông.
Ngày này theo quái Hậu Thiên không dùng tới Lục Thập Hoa Giáp, mà chỉ dùng giờ, phương, tốt xấu, bại, vong để trợ đoán mà thôi, và Lịch tượng tuyển thời (coi chọn ngày giờ) thì Chu Dịch lại càng không thích ứng, nên không dùng đến nữa.

THỂ DỤNG TỔNG QUYẾT
Như Dịch quái là phơi bày đạo chiêm bốc, thì lấy Dịch quái làm thể, lấy sự chiêm bốc làm Dụng để ngụ ý cho Động và Tịnh quái để phân chia chủ và khách ấy là cái chuẩn tắc của sự chiêm bốc.
Đại để cái thuyết Thể và Dụng là:
Thể quái làm chủ, Dụng quái làm sự việc, Hổ quái là trung gian của Sự và Thể, khắc ứng và Biến quái là kết quả
của sự việc. Quái khí của Ứng thể thì phải khí thịnh, chớ không được khí suy.


văn khấn bán khoán ánh đèn Sao hoa cái Chòm sao nam Facebook鎈 vòng gỗ sưa tránh tà tuổi hợp xem tướng mũi cách xem tướng số qua khuôn mặt Dự đoán tính cách theo họ tên phong thuy gian ap mai cửu cung cung kim ngưu kim lâu là gì ĐẦU NĂM Ạvận thế sinh năm 1992 Anh Lư trung hỏa hóa vàng lç æ xoáy tóc Chữ nhẫn Diem Bao tướng phu thê 史克威尔艾尼克斯 Tuất lễ chùa Lục Thập Hoa Giáp của Canh Thìn phúc lộc phong thủy bát trạch tử vi Sao Đà la ở cung mệnh Khoa học huyền bí sao Hóa kỵ Tuổi ất sửu xương quai xanh Tài lọc nói vo chinh dieu hũ vàng phong thủy tài vị con trai ma kết và con gái thần nông tiểu hạn Mắt giật xem sao xấu cái quạt tay chẩn tướng 1987 đinh mão mệnh gì Chòm sao hẹp hòi thực vật