Quẻ chỉ vận thế khó khăn, mới quan sát tưởng sáng sủa, nhưng thực tiễn nhiều trở ngại, không thuận lợi cho đường công danh sự nghiệp, chưa phải thời triển khai công việc lớn. Dễ đề xuất những kế hoạch không thực tế, hành động dễ dẫn đến nôn nóng, hỏng việc. Tài vận khó khăn, thi cử có thể đạt tốt .Hôn nhân không thuận, tình yêu dang dở không như ý muốn. Người có quẻ này sinh vào tháng tư là đắc cách công danh phú quý
Quẻ Phệ Hạp chỉ thời vận xấu, có nhiều trở ngại, khó thi thố tài năng, phải là người có quyền thế cao, có quyền tạo dựng luật pháp, mà lại sáng suốt có tài mới phá vỡ được bế tắc. Người bình thường khó có cơ hội tốt, kinh doanh không gặp thời, nhiều khó khăn, có khi phải hao tài tốn của mà không được gì, công việc trở nên khó giải quyết, dây dưa, kiện tụng bất lợi. Người có quẻ này, sinh vào tháng 2, tháng 8 là đắc cách, có nhiều cơ may thành đạt, phúc lộc khá.

1) Toàn quẻ :
- Đã gập hiểm tất phải tìm chỗ nương tựa. Nên tiếp theo quẻ Khảm là quẻ Li (Li là lệ, lệ thuộc).
- Tượng hình bằng trên Li dưới Li, có hai nghĩa. Một là trong mỗi quái Li, hào âm ở giữa nương tựa vào hai hào dương, tức chính đạo, thì sẽ được hanh.
- Hai là minh, sáng suốt. Thánh nhân e rằng minh át quá thì mất lòng dân, nên răn: Phải theo kiểu nuôi trâu cái, nghĩa là nuôi bằng đức thuận, thì sẽ được cát.
2) Từng hào :
Sơ Cửu : dương cương cư hạ, tính nóng nẩy, lại không ứng với Cửu Tứ. Phải cẩn thận giữ gìn mới được vô cựu.
Lục Nhị : đắc chính đắc trung lại ở thời Li, phát huy được văn minh, lại được các tiền nhân giúp đỡ, (Ví dụ Lê Thánh Tông).
Cửu Tam : ví như mặt trời gần lặn, uy thế đã tàn, còn không biết hạ mình nương tựa vào chính nghĩa. (Ví dụ Trịnh Bồng, Trịnh Lệ, sau khi Tây Sơn về Nam, lại đàn áp vua Lê).
Cửu Tứ : bất chính bất trung, toan hãm lại Lục Ngũ, nên cả thiên hạ không dung. (Ví dụ tên Trang lừa bắt chúa Trịnh Khải nộp cho Tây Sơn, sau bị nghĩa sĩ bắt giết).
Lục Ngũ : âm nhu lại ở giữa hai dương (cường thần), nên hoàn cảnh khó khăn. Nhưng hiền lành nên được cát. (Ví dụ Lê Hiển Tông bị chúa Trịnh áp chế và Tây Sơn đem quân ra Bắc, mà vẫn giữ được ngôi ).
Thượng Cửu : cương minh cực điểm, dẹp loạn tất thành công. Nhưng e rằng quá cương dũng, nên thánh nhân răn: phải khoan dung mới được vô cựu. (Ví dụ Tấn Văn Công sau khi dẹp nội loạn, chỉ xử tử tội khôi, và khoan hồng với tùng đảng, nên nước Tấn lại phồn thịnh. Trái lại Minh Mạng sau khi dẹp xong loạn Lê văn Khôi, còn xử tử mấy ngàn người, do đó loạn lạc liên miên, thế nước suy vi).
B - Nhận Xét Bổ Túc.
1) Ý nghĩa quẻ Li :
Quẻ này là biến thể của quẻ Bát Thuần Khảm. Thay vì tượng trưng cho tình trạng hung hiểm và đức tính cương quyết giữ vững chính đạo qua cơn thử thách, thì quẻ Li tượng trưng cho tình trạng nương tựa vào nhau để qua hiểm, và đức tính sáng suốt nhận nương tựa vào người khi cần, tuy rằng bản thân mình vẫn phải cố gắng.
2) Bài học :
Thế cho nên sự cát hung của các hào trong quẻ này đều căn cứ vào sự có biết sáng suốt nương tựa vào các bậc hiền tài, hay không. Chịu nương tựa người hơn mình là mục đích, sáng suốt chọn nơi nương tựa là phương cách, hai cái đó mật thiết đi đôi với nhau.
Sơ Cửu, Cửu Tam, Cửu Tứ, Thượng Cửu, không hiểu lẽ đó, nên nguy. Lục Nhị và Lục Ngũ, âm nhu đắc trung, trí óc sáng suốt, chính là người hiểu tình thế, nên được Cát. Và ta thấy rằng trái với quẻ Khảm trong đó có những hào tốt là những hào dương, biểu thị lòng can đảm đối phó với những khó khăn, những quẻ tốt trong quẻ Li là những hào âm, biểu thị đức tính sáng suốt nhận định tình thế.
Vậy ta có thể thắc mắc nêu ra câu hỏi: Giữa hai quẻ Khảm và quẻ Li, phải chăng có sự trái ngược tuyệt đối ? Không phải thế, vì tinh thần Dịch là trong âm có dương và trong dương có âm. Hai đức tính cương quyết tự tìm cách vượt khỏi hiểm, và sáng suốt nương tựa vào người hiền để vượt khỏi hiểm, không chống đối nhau, mà chỉ là vấn đề khi nghiêng về bên này một chút, khi thì nghiêng về bên kia một chút, mà thôi.
Và cách giải quyết châm chước như thế áp dụng cho mọi tình trạng mâu thuẫn khác như nước-lửa, sấm-gió, núi-đầm.
LY QUÁI: thuộc Hỏa, gồm có 8 quái là:
Thuần Ly - Hỏa Sơn Lữ - Hỏa Phong Đỉnh - Hỏa Thủy Vị Tế - Sơn Thủy Mông - Phong Thủy Hoán - Thiên Thủy Tụng - Thiên Hỏa Đồng Nhân.
Thiên Thời: Mặt trời - Chớp - Cầu vồng - Cái mống - Cái ráng.
Địa lý: Phương Nam - Chỗ đất cao ráo - Lò bếp - Lò xưởng đúc - Chỗ đất khô khan cằn cỗi - Chỗ đất hướng mặt về Nam.
Nhân vật: Trung nữ - Văn nhân - Người có cái bụng to - Người có tật mắt - Kẻ sĩ trong hàng áo mũ.
Nhân sự: Chỗ hoạch định văn thơ văn hóa - Thông minh tài giỏi - Gặp nhau mà không đạt được gì hết - Về việc thư từ giấy má.
Thân thể: Con mắt - Tâm - Thượng tiêu.
Thời tự: Mùa Hạ, tháng 5 - Năm, tháng, ngày, giờ Ngọ hay thuộc Hỏa - Ngày 2, 3, 7.
Động vật: Chim trĩ - Rùa - Con ba ba - Cua - Ốc - Trai.
Tịnh vật: Lửa - Thơ - Văn - Áo giáp mũ sắt - Binh khí - Áo khô - Vật khô khan - Vật sắc đỏ.
Ốc xá: Nhà ở về hướng Nam - Nhà ở chỗ sáng sủa khoảng khoát - Cửa sổ sáng sủa - Nhà trống hoặc hư hao.
Gia trạch: Yên ổn - Vui vẻ - Mùa Đông chiêm không được yên - quẻ khắc Thể, chủ hóa tài.
Hôn nhân: Bất thành - Lợi gá hôn với trung nữ - Mùa Hạ chiêm khá thành - Mùa Đông chiêm bất lợi.
Ẩm thực: Thịt chim trĩ - Đố ăn nấu - xắc hay rang - Đồ ăn thiêu, nướng - Vật ăn đồ khô, thịt khô các loại - Thịt nóng.
Sinh sản: Dễ sinh - Sinh con gái thứ - Mùa Đông chiêm có tổn - Lâm sản nên hướng Nam.
Cầu danh: Đắc danh - Nên giữ chức về hướng Nam - Nhậm chức văn quan - Nên giữ chức về việc xưởng trường, lò đúc.
Mưu vọng: Mưu vọng khá thành - Nên có văn thơ trong sự mưu vọng.
Giao dịch: Khá được - Nên giao dịch có văn thơ.
Cầu lợi: Có tài - Nên cầu về hướng Nam - Có tài về văn thơ - Mùa Đông chiêm thì thất bại.
Xuất hành: Nên đi - Nên hoạt động hướng Nam - Đi về việc văn thơ thì thành tựu - Mùa Đông chiêm không nên đi - Chẳng nên đi bằng thuyền đò.
Yết kiến: Gặp được người ở hướng Nam - Mùa Đông chiêm không được thuận lợi - Mùa Thu thấy văn thơ khảo sát tài sĩ.
Tật bệnh: Tật mắt - Tật tâm - Thượng tiêu - Binh nóng sốt - Mùa Hạ chiêm bị trúng nắng - Bịnh truyền nhiễm lưu hành một thời.
Quan tụng: Để tán - Động văn thơ - Minh biện án từ.
Phần mộ: Mộ ở hướng Nam - Chỗ trống trải không có cây cối gì - Mùa Hạ chiêm xuất văn nhân - Mùa Đông chiêm không lợi.
Phương đạo: Hướng Nam.
Ngũ sắc: Đỏ - Tía - Hồng.
Tính tự (Họ, Tên): Tiếng chủy (ngũ âm) - Người có tên hay họ có bộ Nhân đứng một bên - Hàng vị 3, 2, 7.
Số mục: 3, 2, 7.
Ngũ vị: Đắng.
Phần Bát Quái Vạn Vật kể trên, sự việc còn rất nhiều chẳng chỉ có như vậy mà thôi. Vậy phép chiêm, nên noi theo sự việc mà suy từng loại vậy.

1) Toàn quẻ :
- Nhận thấy nhân tình khả quan, sau mới thấy chỗ hợp. Bởi vậy tiếp theo quẻ Quán là quẻ Phệ Hạp. Hạp là hợp, và Phệ Hạp là cắn tan những mối gián cách có thể gây chia rẽ.
- Tượng hình bằng trên Ly dưới Chấn, lửa có sức sáng, sấm có đức động. Lại hình giống như hàm trên hàm dưới miệng người ta, ở giữa có một cái quai cản ngang. Tiên vương xem tượng đó mà biện minh hình phạt, trừ khử kẻ gian, thì sẽ được hanh thông.
2) Từng hào :
Sơ Cửu : tượng trưng cho đứa gây chia rẽ, còn non, ở thời Phệ Hạp phải trừng trị, nhưng mới phạm tội nhỏ, nên phạt nhẹ để giáo hóa.
Lục Nhị : đắc chính đắc trung, rất hợp với dụng cụ dụng hình. Dám dùng hình phạt nặng đối với kẻ gian ác. Vô cựu, vì tội tại người thụ hình, không phải tại người dụng hình. (Ví dụ Bao Công đời Tống).
Lục Tam : ở trên hạ quái, nên ở thời Phệ Hạp cũng có quyền dụng hình. Nhưng vì bất trung,nên làm việc dụng hình gặp khốn nạn, người thụ hình không tâm phục. (Ví dụ Lê Quý Đôn khi xử án Trịnh Khải).
Cửu Tứ : cương trực, dám đối phó với khó khăn, có thể làm nổi việc dụng hình. Nhưng vì tứ bất chính trung, e sẽ có việc lầm, nên thánh nhân khuyên nên giữ vững chính đạo mới được Cát. (Ví dụ Đặng trần Thường vì tư thù sai đánh Ngô Thời Nhiệm đến chết, sau chính Thường cũng bị Gia Long xử tử).
Lục Ngũ : ở vị chí tôn, âm nhu, nhưng được Cửu tứ là người minh đoán giúp đỡ, nên vượt qua được mọi khó khăn. Nhưng ở thời Phệ Hạp, có nhiều kẻ ly gián, nên phải cẩn thận xa chúng mới được vô cựu. (Ví dụ Tống Nhân Tông nghe lời Bao Công, trị được gian thần; trái lại Ngô Phù Sai cự lời gián can của Ngũ tử Tư, chỉ theo lời xiểm nịnh của thái tể Bá Hi).
Thượng Cửu : cũng như Sơ Cửu, cường ngạnh, nhưng tộị ác lớn hơn nhiều, cần phải trừng phạt nặng. (Ví dụ Hitler khi lên cầm quyền, làm loạn Âu Châu, mà các cường quốc Anh-Pháp cứ nhượng bộ hoài, nên sau gây vạ lớn).
B - Nhận Xét Bổ Túc.
1) Ý nghĩa quẻ Phệ Hạp :
a) Nương theo tượng quẻ hình dung một hàm răng (Thượng Cửu và Sơ Cửu), giữa là cái mồm bị vật gì ngáng (Cửu Tứ), cổ nhân cho rằng quẻ này ứng với một tình thế bị một yếu tố ngang trở khiến nó không được thông suốt, phải trừ bỏ cái yếu tố ngăn trở đó đi. Bởi thế nên đặt cho quẻ này cái tên Phệ Hạp, là cắn đứt cái ngang trở đó đi, tức là vấn đề trừng trị, hình phạt.
b) Tuy nhiên, chúng tôi không hoàn toàn đồng ý với quan niệm đó, vì đến quẻ sau, quẻ Sơn Hỏa Bí số 22, chúng ta cũng thấy tượng quẻ có 2 hào dương ở hai đầu trên dưới, ở giữa 3 hào âm, và 1 hào dương ngăn cách, không ở vị trí Tứ mà ở vị trí Tam. Cả hai tượng quẻ đều hình dung một cái mồm bị ngáng, nhưng cách cắt nghĩa lại khác nhau.
c) Thế cho nên chúng tôi bỏ hình ảnh Phệ Hạp mà chỉ muốn giữ lại hình ảnh Lửa trên Sấm dưới, sự hợp tác của trí tuệ soi sáng (lửa) và quyền lực đàn áp (sấm) để làm một cái gì. Cái gì đó có thể là việc dụng hình trừ gian, nhưng cũng có thể là bất cứ vấn đề gì : giáo dục, hôn nhân, ngoại giao, binh bị, v . v . đòi hỏi người giải quyết phải có cả hai đức tính trí tuệ sáng suốt và can đảm dùng võ lực nếu cần.
2) Bài học :
Quẻ Phệ Hạp này hình như xấu, báo điềm có một trở ngại ngăn trở công việc của mình, nhưng thật sự là hanh nếu biết đập tan nó đi. Đập tan bằng cách xử dụng cả trí tuệ soi sáng (lửa) và quyền lực đàn áp (sấm) như đã nói ở trên, nghĩa là không từ nan đàn áp khi cần, không nhân nghĩa rút rát kiểu đàn bà như Chamberlain, Daladier. Nhưng không đàn áp mù quáng, luôn luôn dùng trí tuệ sáng suốt để phân biệt khi nào nên đàn áp, khi nào nên không. Nhà Ngô không biết lý do, đã phệ hạp càn, đàn áp Phật Giáo một cách vô lý, nên mới bị xụp đổ.
TỐN QUÁI: thuộc Mộc, gồm có 8 quái là:
Thuần Tốn - Phong Thiên Tiểu Súc - Phong Hỏa Gia Nhân - Phong Lôi Ích - Thiên Lôi Vô Vọng - Hỏa Lôi Thệ Hạp - Sơn Lôi Di - Sơn Phong Cổ.
Thiên Thời: Gió.
Địa lý: Phương Đông Nam - Chỗ thảo mộc tươi tốt - Vườn hoa quả, rau...
Nhân vật: Trưởng nữ - Tu sĩ - Quả phụ - Sơn lâm tiên đạo.
Nhân sự: Nhu hòa - Bất định - Vui vẻ khuyên người ta làm - Tiến, thối không quả quyết - Lợi ở chốn thị trường.
Thân thể: Bắp vế - Cánh tay - Hơi - Phong tật.
Thời tự: Cuối mùa Xuân đầu mùa Hạ - Năm, tháng, ngày, giờ 3, 5, 8 - Tháng 3 - Năm, tháng, ngày giờ Thìn, Tỵ - Tháng 4.
Động vật: Gà - Bách cầm - Loài cầm, loài trùng ở rừng núi.
Tịnh vật: Mộc hương - Giày - Vật thẳng - Vật dài - Đồ làm bằng cây tre - Đồ công xảo.
Ốc xá: Ở về hướng Đông Nam - Chỗ thầy tu ở, chỗ đạo sĩ ở, nhà lầu, vườn hoa - Ở chốn sơn lâm.
Gia trạch: Yên ổn, mua bán có lợi - Mùa Xuân chiêm cát - Mùa Thu chiêm bất yên.
Hôn nhân: Thành tựu - Nên kết hôn trưởng nữ - Mùa Thu chiêm bất lợi.
Ẩm thực: Thịt gà - Thức ăn ở chốn sơn lâm - Rau, quả - Vị chua.
Sinh sản: Dễ sinh - Sinh con so ắt con gái - Mùa Thu chiêm tổn thai - Lâm sản nên hướng Đông Nam.
Cầu danh: Đắc danh - Nên nhậm chức, có phong hiến (phong hóa và pháp độ) - Nên nhập phong hiến - Nên giữ chức thuộc về thuế khóa, trà, trúc, hoa quả - Nên nhiệm chức về hướng Đông Nam.
Mưu vọng: Mưu vọng khá được - Có tài - Khá thành - Mùa Thu chiêm tuy nhiều mưu nhưng ít được tùy ý.
Xuất hành: Nên đi - Có lợi về chi thu - Nên đi hướng Đông Nam - Mùa Thu chiêm không có lợi.
Yết kiến: Gặp được - Gặp được người sơn lâm, có lợi - Gặp được người văn nhân, tu sĩ có lợi.
Tật bệnh: Có tật bắp vế, cánh tay - Tật phong - Tật ruột - Trúng phong - Hàn tà - Khí tật.
Quan tụng: Nên hòa - Sợ phạm phải phong hiến.
Phần mộ: Nên hướng Đông Nam - Huyệt ở chốn sơn lâm - Mùa Thu chiêm bất lợi.
Phương đạo: Đông Nam.
Ngũ sắc: Xanh, lục, biếc, trong trắng.
Tính tự (Họ, Tên): Giác âm (ngũ âm) -
Họ hay tên có đeo bộ Thảo hay bộ Mộc một bên - Hàng vị 3, 5, 8.
Số mục: 3, 5, 8.
Ngũ vị: Vị chua.
Phần Bát Quái Vạn Vật kể trên, sự việc còn rất nhiều chẳng chỉ có như vậy mà thôi. Vậy phép chiêm, nên noi theo sự việc mà suy từng loại vậy.