Chùa Hương Tích là ngôi cổ tự linh thiêng, một địa danh, thắng cảnh nổi tiếng của xứ Nghệ với nhiều huyền thuyết, huyền thoại hấp dẫn.
Chùa Hương Tích - Hà Tĩnh

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Chùa Hương Tích là ngôi cổ tự linh thiêng, một địa danh, thắng cảnh nổi tiếng của xứ Nghệ với nhiều huyền thuyết, huyền thoại hấp dẫn. Hương Tích cổ tự toạ lạc và tựa lưng vào dãy núi Hồng Lĩnh, xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

Hương Tích cổ tự đã từng nổi tiếng là Hoan Châu Đệ Nhất Danh Lam. Đến với nơi đây, có thể tận hưởng cảm giác thoải mái những giây phút tĩnh tâm hướng tới Bồ tát, hướng về đất Phật, hướng về cõi siêu linh tịnh độ, để thắp nén tâm hương cầu xin chư Phật, chư Bồ tát phù hộ, độ trì cho cuộc sống mỗi ngày được may mắn, tốt đẹp hơn lên.

Chùa Hương Tích là cả một quần thể văn hóa-tôn giáo Việt Nam cổ truyền, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngường nông nghiệp, tín ngưỡng thờ mẫu và đặc biệt là nó gắn liền với biết bao huyền thoại, truyền thuyết đủ để thấy nơi đây thật linh thiêng, huyền diệu.

Tương truyền rằng, Chùa Hương Hà Tĩnh có từ thế kỷ XIII dưới thời nhà Trần, nghĩa là có trước chùa Hương Hà Tây tới hàng trăm năm. Nếu như khách lên chùa Hương Hà Tây phải đi qua suối, qua núi thì để lên tới đỉnh chùa, du khách phải đi thuyền qua lòng hồ Nhà Đường chừng 2 cây số, sau đó vượt thêm 2 cây số đường rừng rợp bóng thông trúc và nhấp nhô đá suối.

Mỗi ngọn núi ở đây đều có một hình dáng riêng, một tên gọi riêng, trùng trùng điệp điệp nối tiếp nhau hai bên bờ. Đến với nơi đây, ta có thể cảm nhận về một cõi thật nên thơ. Lên chùa, có cơ hội thưởng ngoạn rất nhiều cảnh sắc kỳ thú của một vùng sơn thuỷ hữu tình. Nào là động Tiên Nữ 36 cửa ra vào, am Phun Mây, khe Tiên Tắm, bàn cờ Tiên…

Phía trước tiền đường là bức đại tự với bốn chữ “Cổ Nguyệt Linh Quang” nét thư pháp rất đẹp. Sau tiền đường là Phật điện, mái thấp. Năm mươi pho tượng Phật ngồi im kín điện, tượng chỉ ngang cao tầm ngực, tất cả các pho tượng đều khoác áo lụa vàng, lung linh hư ảo giữa sương mây và lửa nến. Gạch dưới chân am là gạch Trần. Còn những viên gạch lớn vuông vức dựng ngang lưng tường, có đúc tượng rồng lân, các lời cầu khấn Phật, cũng đúng theo phong cách Trần. Ngược đường lên đỉnh núi còn một kỳ tích bí ẩn. Nơi đó gọi là nền Trang Vương. Sử sách triều Nguyễn nhắc rằng ở đây có thành đá, có 99 nền điện thờ.

Quanh năm suốt tháng, chùa được đón du khách đạo hữu lên dâng hương, vãn cảnh. Vào mùa lễ hội (tháng giêng, tháng hai âm lịch) và mùa lễ vu lan (tháng bảy âm lịch), có hàng vạn du khách trẩy hội về ngôi chùa linh thiêng này.

Mặc dù không nổi tiếng như chùa Hương (Hà Tây) nhưng từ lâu, chùa Hương ở Hà Tĩnh đã trở thành điểm đến tâm linh của người dân các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh… cùng nhiều du khách thập phương khác.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


sao Thiên không Giáp kỷ Tính cách tuổi Sửu cung Nhân Mã nốt ruồi trên cơ thể phụ nữ tướng người có gò má cao cây cảnh chiêu tài bố trí phong thủy phòng tân hôn 3 kiêng kỵ trong phòng ngủ vợ chồng xông nhà tình yêu tôi hát beat người mù tài vận tốt giờ sinh xấu mệnh tham lang tính cách người tuổi Mão đường tình duyên bị đứt đoạn bản kích thước cầu thang nhà ở Nhân Mã và Ma Kết xa tu vi Năm nào 12 con giáp dễ phát tài Đá được sử dụng trong phong thủy Tứ Hóa Phái Ngũ Hành Chế Hóa hot boy Đá tranh phong thuy Mệnh Đào hoa cự môn 10 cách hóa giải nghiệp xấu đường dấu hiệu phong thủy xấu chọn màu sơn nhà phù hợp gò mộc tinh cấm kỵ thờ phật tuổi Mão thuộc cung Cự Giải quà tặng phong thủy chuyen la nhà y mẠt a Hội Nghinh Ông nhóm máu a Can Tả ram ăn thịt bò cong kính trong phong thủy vận đỏ tình sử bua thien linh cai nuoi mệnh Thạch Lựu Mộc hợp với màu nào ô sào thiền sư thuận lợi tài lộc dồi dào Giảm tuổi Tý nhóm máu AB nháºn sẹo đặt tủ rượu hợp phong thủy giỗ tổ hùng vương