Trong ngày lễ Vu lan, chư Tăng thường tổ chức các buổi lễ cầu nguyện cho người đã quá cố. Những khóa lễ đặc biệt được tổ chức ở các chùa suốt cả ngày lẫn đêm trong mùa Vu lan để cầu nguyện cho các vong linh đã quá vãng,
Xem các nước trên thế giới đón LỄ VU LAN

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Các nước theo Phật giáo trên thế giới đều có cách thể hiện riêng tấm lòng hiếu nghĩa trong ngày lễ Vu lan.

Ngày lễ Vu lan bắt nguồn từ sự tích ngài Mục Kiền Liên, một trong mười vị đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca, nhờ vào phước đức cúng dường phẩm vật lên chư Tăng trong ngày Tự tứ và sức chú nguyện của Tam bảo mà mẹ của ngài thoát được kiếp khổ ngạ quỹ, sinh về thiên giới.

Noi gương hiếu hạnh của ngài Mục Kiền Liên, ngày nay những người đệ tử của Phật, đặc biệt là tại những quốc gia theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền, chịu ảnh hưởng từ Phật giáo Trung Hoa, đều tổ chức lễ Vu lan để hồi hướng phước đức, cầu nguyện cho cha mẹ hiện tại và cha mẹ trong quá khứ.

Lễ hội Vu lan ở mỗi quốc gia đều có nét đặc trưng riêng của quốc gia đó, điển hình như là lễ hội Vu lan ở Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Việt Nam...

1. Lễ Vu lan tại Trung Quốc

Ở Trung Quốc, đến mùa Vu Lan, người ta đi thăm viếng phần mộ của người thân đã quá cố và sửa sang, quét dọn lăng mộ. Họ cúng thực phẩm và giấy tiền, vàng mã cho những người đã khuất.

Họ đốt giấy tiền, vãng mã để cúng cho người quá cố và tin rằng, khi đốt những đồ hàng mã ấy thì linh hồn người mất sẽ nhận được, nhờ vậy mà các vong linh ấy đỡ khổ, đỡ vất vả, đồng thời không quấy rầy đến các công việc làm ăn, sinh sống của người còn sống, ngược lại còn phò hộ cho người sống được ăn nên làm ra.

Lễ Vu Lan ở Trung Quốc

Lễ Vu lan ở Trung Hoa


Trong ngày lễ Vu lan, chư Tăng thường tổ chức các buổi lễ cầu nguyện cho người đã quá cố. Những khóa lễ đặc biệt được tổ chức ở các chùa suốt cả ngày lẫn đêm trong mùa Vu lan để cầu nguyện cho các vong linh đã quá vãng, cho những vong hồn đang bị đói khát dày vò nơi cảnh giới địa ngục, ngạ quỷ được ấm no, an lành. Thường thì người Phật tử ở Trung Hoa tổ chức lễ Vu lan từ ngày 15 tháng 7 cho đến ngày 30 tháng 7 âm lịch.

2. Lễ cúng cô hồn và nghi thức cài hoa hồng đặc sắc tại Việt Nam

Ở Việt Nam chúng ta, cùng với sự hồi sinh và phát triển của Phật giáo, lễ Vu lan ngày càng được tổ chức quy mô và trọng thể hơn. Cũng trong ý nghĩa báo hiếu công ơn của tổ tiên, ông bà, cha mẹ và cứu giúp cho các vong linh, người Phật tử ở nước ta thường đến chùa tụng kinh, cầu nguyện, cúng dường Tam bảo để hồi hướng công đức cho ông bà, cha mẹ và cho pháp giới chúng sanh.

Lễ Vu Lan ở Việt Nam

Nhiều nơi còn tổ chức đại lễ trai đàn chẩn tế để cúng dường, bố thí và cầu nguyện cho chư vị âm linh, vong linh cô hồn.

Có một nghi thức rất đặc biệt, rất riêng, chỉ có người Việt mới tổ chức trong ngày lễ Vu lan, đó là nghi thức cài hoa hồng. Chính nghi thức cài hoa hồng này đã khiến cho nhiều người phải thổn thức khi trân trọng cài hoa lên ngực áo, đã khiến cho không biết bao nhiêu người rơi nước mắt khi phải ngậm ngụi cài lên ngực áo một đóa hồng màu trắng; và thông qua lễ cài hoa hồng này mà có không ít người đã hồi tâm tỉnh giác, trở nên hiếu thảo với cha mẹ hơn, sống tốt hơn.

3. Lễ Obon của người Nhật Bản

Nếu như ở Việt Nam có lễ Vu Lan diễn ra vào ngày 15 tháng 7 âm lịch hàng năm, thì ở Nhật Bản cũng có lễ Obon báo hiếu diễn ra vào tháng 8 dương lịch hàng năm.
Obon hay còn được gọi là Bon (Ngày của người chết), là một phong tục truyền thống của người Nhật theo Phật giáo. Lễ hội này dược tổ chức để tưởng nhớ những người thân đã qua đời. Trải qua thời gian dài, phong tục này đã phát triển thành lễ đoàn tụ gia đình, là thời điểm mọi người trở về quê cha đất tổ thăm viếng, dọn dẹp phần mộ của tổ tiên. Đây cũng là thời điểm mà họ tin rằng linh hồn của những người đã mất được phép trở về thăm con cháu.

Lễ Vu Lan ở Nhật Bản

4. Tại một số quốc gia khác

Ngoài ra, tại Malaysia, ngày lễ Vu lan còn gọi là Ngày Tổ Tiên, hay là Lễ hội tháng Bảy. Theo phong tục, vào ngày lễ Vu lan thì người dân nghỉ làm tất cả các công việc đồng áng và cử hành nghi thức siêu độ vong linh.

Lễ Vu Lan ở Malaysia

Một góc lễ hội Vu lan ở Malaysia


Tại Ấn Độ, tuy không có ngày lễ Vu lan, nhưng tinh thần hiếu đạo trong những người con Phật thì từ xưa cho đến này đều luôn tỏ rõ. Rất nhiều bia ký được tìm thấy tại các di tích Phật giáo ở khắp Ấn Độ đều cho thấy rằng, trong suốt nhiều thế kỷ, các nhà sư cũng như tín đồ Phật giáo, từ hoàng tộc cho đến dân chúng đã xây chùa, dựng tháp, tạc tượng, dâng y... để cúng dường Tam bảo ngõ hầu hồi hướng công đức cho cha mẹ, tổ tiên và pháp giới chúng sinh.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

Lễ vu lan trung quốc nhật bản malaysia


Mão Thuc thùng rác mơ thấy ánh nắng mẹo tránh gặp ma Chà CA cung bạch dương đàn ông nguyên nhân cửu cung phi tinh Quý dau ngày sinh đại cát cho người tuổi Tý kiêng kị khi đi lễ chùa bảo bình và thiên yết câu chuyện tình yêu hay nhất 2010 chồng tuổi mùi vợ tuổi hợi xem bói tướng mũi tuổi Tỵ ngọn đồi thiêng mơ thấy âm nhạc xem tướng con gái mắt một mí Hội Làng Liên Bạt tử vi mệnh mộc 12 cung hoàng đạo nữ mơ thấy khỉ lang Xem các chòm sao nữ thay đổi tính cách dùng cung dần cách hóa giải hướng nhà không hợp ma kết và tình yêu với các cung chồng tuổi dần vợ tuổi mùi đồ lưu niệm may mắn Tinh duyen tu vi cách 12 cung hoàng đạo nam giấu Tứ Hóa Phái dự báo tình yêu theo chữ cái đầu của chọn hướng nhà hợp tuổi canh thân mơ thấy hoa đào sao Long Trì vượng địa đón lộc lÃƒÆ kiêng kỵ khi làm cổng nhà tử vi giờ sinh hình dáng chân căn bán not ruoi Thiên Cơ phong thủy khi mua nhà cây cát tường vật phẩm phong thủy tình yêu tướng người nghèo Luận Bàn Họa Sắc Dục trai tuổi Ất cặp đôi nhân mã và kim ngưu ca chep nằm mơ thấy tượng phật Tu vi tuoi suu làm Hội Phong Chúa Thúy Cách phong thủy hạ nền nhà phong thủy cầu rồng mệnh Lộ Bàng Thổ dáng người thắt đáy lưng ong là như tử vi tháng 4 của người tuổi Dần