"Trăm hay không bằng tay quen”, đây là câu thành ngữ mà chúng ta vẫn thường nói để nhắc nhở nhau rằng mọi kỹ năng đến từ việc thực hành luyện tập chăm chỉ.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

"Trăm hay không bằng tay quen”, đây là câu thành ngữ mà chúng ta vẫn thường nói để nhắc nhở nhau rằng mọi kỹ năng đến từ việc thực hành luyện tập chăm chỉ.

Chuyện kể rằng, có một cung thủ kỳ tài tên là Trần Nghiêu Tư. Ông không bao giờ bắn trượt bất cứ mục tiêu nào, học trò của ông đã gọi ông với biệt danh “cung thủ thần tài”. Trần Nghiêu Tư vô cùng tự hào về khả năng của mình, và tin rằng ông chính là người bắn cung điệu nghệ nhất trên đời.

Một ngày, trong khi đang bắn tên, Trần Nghiêu Tư thu hút đám đông chú ý và bắt đầu tung hô tài năng của mình. Trong đám đông ấy có một ông lão bán dầu, ông ta chỉ lắc đầu và không lộ vẻ ấn tượng gì.

Ngạc nhiên trước thái độ của ông lão, Trần hỏi: “Ông có thể làm được không?”

Ông lão trả lời: “Không”!

Trần lại hỏi: “Ông nghĩ sao về tài bắn cung của tôi?”

Ông lão đáp lại: “Cũng được đấy, nhưng không có gì đặc biệt cả; tất cả chỉ cần luyện tập là có thể làm được”.

Điều này khiến Trần không vui. Một trong những học trò của Trần nói với ông lão bán dầu: “Không ai có thể sánh với tài năng bắn cung của thầy tôi. Sao ông dám hạ thấp thầy tôi chứ?”

Đám đông ai nấy đều sửng sốt. Ông lão bán dầu quay sang Trần và nói: “Điều đó cũng chẳng là gì cả. Tôi có thể làm được việc này nếu tôi đã luyện tập nó rất nhiều. Mọi kỹ năng đều đến từ việc luyện tập mà thôi”.

Không nói lời nào, ông lão lấy ra một cái bình, để nó trên mặt đất, và đặt một đồng xu có lỗ vuông ở giữa lên trên miệng bình. Rồi ông rót dầu từ chiếc gáo gỗ vào bình mà không để rớt một giọt dầu nào lên đồng xu ấy.

Nói xong, ông lão quay đi, để lại đám đông lặng nhìn nhau.

Lời nhận xét của ông lão bán dầu đã khiến Trần vô cùng hổ thẹn về hành vi ngạo mạn của mình trước đó. Kể từ đó, Trần trở nên khiêm tốn, hòa nhã và luyện tập bắn cung chăm chỉ hơn trước. Chẳng bao lâu sau, Trần trở nên nổi tiếng không chỉ về tài bắn cung điêu luyện, mà còn về nhân cách của mình.

Về sau, người ta sử dụng thành ngữ “Thục năng sinh xảo” (Trăm hay không bằng tay quen) để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hành và luyện tập.

Theo Vietdaikynguyen


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

tich truyen truyện hay thành ngữ


đàn Thầy tướng người xấu lịch Hội Chợ Giải Bi cách hóa giải bùa lỗ ban ông già noel tuổi Tân Hợi chủ họa phúc Đặc tính năm đinh dậu Tuoi quy hoi quy tu vi Tuổi gì có mệnh giàu sang xem tướng số Vòng phần Học cúng ông Táo phong thủy nha o cờ Xem nốt ruồi Sao Trực Phù thượng cảm hứng làm việc sẹo nhập trạch Xem vận mệnh xem bói nốt ruồi nhà ở bọ cây cảnh để bàn Xem bát tự đoán tính cách Nhật Nội hạ lễ xem la so Phong thủy phòng thờ hợp người tuổi sao bat tọa cách chinh phục chàng trai cung bạch dương Cục Số tự sát hoa giai Bình kẻ làm huyền quan khiếu tướng người tiêu cực Trá Sức Chòm sao nam Chòm cửa đối diện vận đắc sao Phá toái