TÌM HIỂU THÊM VỀ LỊCH SỬ TỬ VI (Trích lục của Yên-tử cư-sĩ Trần Đại-Sỹ) Lịch sử khoa tử vi Trung hoa và Việt nam Yên-tử cư-sĩ Trần Đại-Sỹ Quay về | Xem tiếp
Thư tịch về khoa Tử-vi

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

I.- Thư tịch về khoa Tử-vi
    Khoa Tử-vi bắt nguồn từ thời nào ? Ai là người khai sáng ra nó, cho đến nay sử sách không ghi lại. Các Tử-vi gia thường chỉ chú ý đến việc giải đoán Tử-vi hơn là đi tìm hiểu lịch sử. Bởi vậy cho đến lúc này, lịch sử khoa này vần còn lờ mờ. Thậm chí có người còn lầm lẫn khoa Tử-vi với những chuyện truyền kỳ chí quái ma trâu đầu rắn đầy hoang đường của tiểu thuyết Phong- thần hoặc Tây du ký và nói rằng: Khoa Tử-vi do một ông tiên tên Trần Đoàn đặt ra, và Trần Đoàn lão tổ là một Tiên ông trường sinh bất lão, có tài hô phong hoán vũ, phép tắc nhiệm mầu. Nhiều vị còn thờ Trần Đoàn lão tổ. Khi xem số cho thân chủ còn thắp hương khấn vái, để lão tổ linh ứng cho một quẻ, thật là nhảm nhí và vô lý hết sức.
    Kể từ khi khoa Tử-vi được đắc dụng vào niên hiệu Càn-đức nguyên niên, đời vua Thái-tổ nhà Tống (863), cho đến nay trên một ngàn năm chưa có sử gia nào chép về lịch sử cả. Trên đường nghiên cứu, chúng tôi tìm được một số thư tịch rải rác sau đây, biên tập sơ lược về khoa này. Tôn trọng đúng nguyên tắc sử gia Đông phương, những gì nghi ngờ thì để nguyên, mà cổ nhân gọi là nghi dĩ truyền nghi.

1.- Tử-vi chính nghĩa
    Bộ này do Hy Di tiên sinh truyền cho Tống thái-tổ là Triệu Khuông Dẫn. Bản chúng tôi có là bản chép tay của Hoa-yên tự. Bản này được tàng trữ tại Quốc sử quán triều Nguyên, năm 1955 trong một cuộc chính biến lật đổ Quốc trưởng Bảo-Đại chúng tôi sưu tầm được.

2.- Triệu Thị Minh Thuyết Tử-vi kinh
    Chúng tôi có hai bản. Bản chép tay gia truyền, cũng chép từ chính bản của Hoa-yên tự.
Một bản nữa của Cẩm-chướng thư cục Thượng-Hải ấn hành năm 1921. Hai bản không khác nhau là bao. Bởi gốc của bộ sách này là bộ Tử-vi chính nghĩa. Sau khi được Hy Di tiên sinh truyền cho, Triệu Khuông Dẫn và con cháu nhà Tống nghiên cứu rộng ra mới đặt cho một tên mới là Triệu Thị Minh Thuyết Tử-vi kinh. Có nghĩa là họ Triệu giảng giải rõ ràng về bộ Tử-vi kinh. Bộ này được Hoàng Bính truyền sang Việt Nam vào niên hiệu Nguyên phong thứ 7 đời vua Trần Thái Tông (1257), Hoa-yên tự chép lại và lưu truyền tới nay.

3.- Đông-a di sự
    Bộ này không phải là bộ sách nghiên cứu về Tử-vi, mà là bộ sách chép các học thuật đời Trần, trong đó có phần chép về Tử-vi. Bộ sách do ba người liên tiếp chép, đó là Huệ Túc phu nhân vợ của Trần Thái Tông; Đoàn Nhữ Hài, một vị Tể tướng đời Trần, học trò của Huệ Túc; Trần Nguyên Đán, một vị bác học cuối đời Trần.
Bản chúng tôi có là bản do Trần Nguyên Đán khắc bản mộc năm 1388.

4.- Tử-vi đại toàn
    Bộ này do các văn thần nhà Thanh nghiên cứu, tổng hợp hết các sách cổ kim về Tử-vi, chép lại. Đây không phải là bộ biên tập, nghiên cứu mà chỉ là bộ sao chép lại mà thôi. Bản chúng tôi có là bản sao, đề rằng do Cẩm-Chướng thư cục Thượng-hải xuất bản năm 1921.

5.- Tử-vi đẩu số toàn thư
    Do La Hồng Tiên biên soạn rất giản lược, nhưng giống bộ Tử-vi chính nghĩa. Có thể nói đây là bộ Tử-vi chính nghĩa yếu lược. Bộ này do Cẩm Chướng thư cục xuất bản năm 1921 tại Thượng-hải. Sau này ông Vũ Tài Lục có dịch nhưng dịch một phần rất ngắn, và không chú giải. La Hồng Tiên sống vào đời Minh.

Trên đây là 5 bộ Tử-vi được coi là chính thư hay do chính phái biên tập. Ngoài ra còn một vài bộ dưới đây bị coi là tạp thư, tá phái nhưng chúng tôi vẫn nghiên cứu đầy đủ.

6.- Tử-vi Âm-dương chính nghĩa
    Bộ này do Lã Ngọc Thiềm và các tử-vi gia thuộc Bắc phái biên tập, nên thường thêm chữ Bắc-tông để phân biệt với Nam-tông. Bản chúng tôi có là bản chép tay.

7.- Tử-vi Âm-dương chính nghĩa
    Do Ma-y biên soạn vào đời Tống, sau được các Tử-vi gia thuộc Nam-phái bổ túc sửa đổi, nên thường thêm chữ Nam-tông để phân biệt với Bắc-tông. Bộ này khắc bản in vào đời Thanh triều Khang-Hy, nhưng không ghi rõ năm nào.

8.- Tử-vi thiển thuyết
    Bộ tổng luận về Tử-vi do Lưu Bá Ôn, một đại thần khai quốc nhà Minh biên soạn. Bản chuúng tôi có là bản khắc in vào đời Thanh triều Khang Hy, nhưng không ghi rõ năm nào.

9.- Lịch số tử-vi toàn thư
    Bộ này do Hứa Quang Hy đời Minh biên soạn. Bản chúng tôi có là bản chép tay. Ngoài ra chúng tôi sưu tầm được khoảng trên hai mươi bộ sách khác, nhưng tựu trung mô phỏng các bộ sách trên đây cả nên không bàn tới.

  1. Thư tịch về khoa Tử Vi
  2. Nguồn gốc khoa Tử Vi
  3. Khoa Tử Vi đời Tống
  4. Khoa Tử Vi sau Hi-Di
  5. Tử Vi vào Việt Nam
  6. Khoa Tử Vi đời Trần
  7. Khoa Tử Vi đời sau
  8. Dị biệt chính, Nam phái
  9. Kết luận


  10. Quay về | Trở về đầu | Xem tiếp



Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


tự xem phong thủy xem giờ sinh tuổi Dậu Kim Ngưu Thiên Tinh sao hoẠtinh chòm sao nguyên tắc treo đồng hồ đúng phong thủy duyên tu hành Đo chỉ số tự ti của 12 cung Hoàng đạo Lục Bân Triệu cung huynh đệ so vo bac nhat cô nam quả nữ Hội Đả Ngư nhẠam Linh Hỏa cầu bệnh gan bị thô cách thức khâm liệm người chết tu vi Điểm danh những con giáp lãng mạn xem tử vi Đoán sức khỏe bằng phương tu vi Sắp xếp vận dụng trong bếp theo tướng tốt xấu nam ma kết nữ xử nữ Xem tướng mặt cửu cung đồ người tuổi Tỵ phòng vệ sinh hướng bàn làm việc gò mộc tinh Hội Bơi Làng Võng La bố trí cửa sổ phòng bếp Sao kình dương giau co a nan Cự xem phong thuy ca dao về tướng mạo con người MC phan anh nên để chổi quét nhà ở đâu nơi không nên tới vào ban đêm cây mai cách sắp xếp nhà bếp gọn gàng Bói tình yêu theo ngày sinh phong thủy phòng ngủ cho trẻ nhỏ Lễ Đền Thờ Phan Công Hớn nhân từ mơ thấy bắt được nhiều tôm cá sao quan phu mơ thấy báo chí tà y bài cúng cầu con Lịch Việt nam tu vi Xem đường tình yêu cho người