Năm 2011 là năm Tân Mão. Trung Quốc và Hàn Quốc đều gọi đây là năm Thỏ, nhưng ở Việt Nam lại là năm Mèo. Tuy cùng nằm trong vùng văn hoá chữ Hán, song giữa Hàn Quốc và Việt Nam lại có sự khác nhau. Tại sao?
Tại sao Trung Quốc năm Thỏ, Việt Nam năm Mèo?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Câu hỏi này có lẽ không chỉ của riêng tôi mà còn của nhiều học giả Hàn Quốc từng du học tại VN.

Trong Thập nhi chi của Trung Quốc, con thỏ là chi thứ tư (gồm Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi). Con mèo tuy không phải loài vật nằm trong Thập nhị chi nhưng lại được ghi âm chữ Hán giống với con thỏ (máo - âm Hán-Việt là “miêu”). Trong tiếng Trung Quốc, hai từ này khác nhau về dấu song về âm thì thỏ (măo) và mèo (máo) đều là mao. Điều thú vị nữa là trong Việt Nam tự điển, thì chữ Mão - nghĩa là con thỏ - lại được dùng để chỉ con mèo.

Theo quan điểm cá nhân của tôi, trước hết, Việt Nam không có điều kiện môi trường để loài thỏ phát triển sinh sôi. Vì Việt Nam là văn hoá thảo mộc chứ không phải văn hoá thảo nguyên. Hai khái niệm thảo nguyên và thảo mộc là hoàn toàn khác nhau. Nếu thảo nguyên là môi trường có những đồng cỏ mềm mượt, mà các loài động vật có thể thoả sức ăn thành từng bầy đàn, thì thảo mộc lại là môi trường phong phú đa dạng các thảm thực vật đan xen lẫn nhau. Lý do Việt Nam nhiều thảo mộc như vậy là bởi khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều.

Mặc dù đã tiếp thu Thập nhị chi (12 con giáp) của Trung Quốc, song có lẽ do yếu tố môi trường tự nhiên này nên người Việt đã không tiếp thu y nguyên mô hình ở Trung Quốc mà biến cải cho phù hợp với môi trường sống của mình.

Trong quá trình giao lưu văn hoá với Trung Quốc, ở Việt Nam hình ảnh con mèo thân thuộc đã thay thế cho con thỏ bởi điều kiện tiếp thu có biến động từ ngôn ngữ đến hình ảnh trong Thập nhị chi - 12 con giáp. Ở đây, chúng ta cũng cần xem xét vấn đề qua việc lựa chọn âm tiếng Hán con mèo do có cùng âm tiếng Hán với con thỏ. Tôi cảm thấy cách nhìn nhận này là vẹn cả đôi đường. Vì, trên lập trường của Trung Quốc là quốc gia có ảnh hưởng văn hoá, dù Việt Nam có chọn tên năm Mèo thì vẫn không đánh mất chữ Máo - chỉ con thỏ. Ngược lại, trên lập trường một nước tiếp biến văn hoá bên ngoài như Việt Nam, dù có lựa chọn con mèo - con vật quen thuộc với người Việt - thì vẫn nằm trong mạch ảnh hưởng văn hoá của Trung Quốc. Việc thay đổi tinh tế chữ Máo - chỉ con thỏ - sang con mèo đã cho thấy tài trí của người Việt Nam trong tiếp biến văn hoá!

PTS Sim Sang - Joon (Giám đốc Trung tâm Giao lưu văn hoá Việt - Hàn)

Nguồn: Lao Động News
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


cam ky Đường chỉ tay 12 cung hoàng đạo khi chụp ảnh tự chồng tuổi ngọ vợ tuổi mùi bánh Trung Thu chòm sao không biết tiết kiệm phương pháp đào hoa vị cưa đổ nốt ruồi dưới cằm bên phải mao trấn thảm Đăng các loại giấc mơ bọ cạp có hợp với song tử Vo chồng nghĩa sao Tấu Thư mơ thấy người chết trong quan tài tượng quan công bảo hộ bình an tướng mạo những người nổi tiếng Bói người tuổi Hợi thuộc cung Song Ngư hình xăm con hổ đẹp sao Pha quan Ý nghĩa sao Thái Tuế hóa lộc sao phuc binh Giải mã giấc mơ thấy khoai lang mơ thấy bơi lội tuoi quy hoi Cung Kim Ngưu người tuổi mão hợp tuổi gì chùa Hà câu duyên nốt ruồi ở tai đàn ông Cung Sư Tử nhóm máu O các lễ hội ngày 19 tháng 7 phim thái tình yêu và đam mê 12 chòm sao nam khi bị hỏi về người yêu ĐIÊM tu vi Cung hoàng đạo nào khó hiểu nhất hóa giải sao cô thần quả tú Tướng bẠbọ cạp nữ và ma kết nam lắp đặt điều hòa hợp phong thủy chọn hướng nhà tốt lời chúc Bài trí tranh ảnh cá nhân cặp đôi thiên bình kim ngưu xem tuổi đẹp làm nhà năm 2013 hành xem tuổi kết hôn xem tử vi Xem bói ngày tháng năm sinh hé tu vi Điểm danh 3 cung hoàng đạo nam có cÔNG TY đất