Trước nay các gia đình thường cúng ông Công ông Táo vào trưa ngày 23 tháng Chạp mà không rõ lý do vì sao?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Lễ cúng ông Công ông Táo phải diễn ra trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp, trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc Hoàng. Theo chuyên gia phong thủy Phạm Cương, trong lễ cúng ông Công ông Táo, nếu nhà bạn có bàn thờ Táo quân thì thắp hương ở bàn thờ này.

Trường hợp nếu không có ban thờ Táo quân thì phải thắp hương ở bàn thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp. Vì từ xa xưa đến nay, bàn thờ luôn được coi là ăng ten để giao tiếp giữa hai thế giới âm dương, giữa người trần và thần linh.

Không chỉ vậy, thời gian gần đây vì công việc bận rộn nên nhiều gia đình thay đổi giờ cúng lễ ông Công ông Táo. Tuy nhiên, cho dù thay đổi như thế nào thì mọi người cũng cần phải tiến hành trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp. Tùy theo điều kiện thời gian, có thể cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.

tại sao phải cúng ông táo trước 12h ngày 23 tháng chạp? - ảnh 1

Lễ cúng ông Công ông Táo phải diễn ra trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp. 

Lễ vật cúng Táo Quân gồm: Mũ ông công ba cỗ hay ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà). Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấỵ.

Riêng đối với gia đình có trẻ con, người ta còn cúng Táo Quân một con gà luộc. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ.

Theo quan niệm người Việt, để Táo quân có phương tiện về trời, miền Bắc còn cúng một con cá chép sống thả trong chậu nước với ngụ ý “cá hóa long” nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sau đó sẽ được “phóng sinh” (thả ra ao, hồ hay sông).

Tại miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Ở miền Nam thì người ta chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy.

Ngoài ra gia đình còn làm mâm cơm gồm các món ăn theo phong tục, đặt lên bàn thờ cùng các lễ vật để cúng.

HẠ VY (TỔNG HỢP)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


Phong thủy truyền thống xem tướng người độc ác Tình yêu của Song Tử bảng tra tam nguyên cửu vận tử vi tháng 7 âm lịch của tuổi Tuất nhân tướng học trong kinh doanh bói tướng giàu nghèo da địa điểm kị phong thủy mất lối vận mệnh người tuổi Tý Tuổi Dần treo tranh phong lịch âm Kim Ngưu Sao Thiên thọ Những điều kiêng kỵ cần biết khi xây tướng gợi cảm chữa mơ thấy hái hoa tùy rèm cửa các cách hóa giải trong phong thủy vật phẩm phong thủy cầu tài cách chọn cây quất giấc mơ quỷ dữ bay lên thiên đàng cam nang tố chất thủ lĩnh của 12 chòm sao tra cứu tử vi số mệnh xung u xử nữ ân đức Râu bùa chú Ẵm Hà Nội nhan sao thien dong Ý nghĩa sao Mộ văn khấn lễ thánh sư xem tử vi Đo mức độ toan tính của 12 lưu ý khi đeo dây chuyền mặt Phật Thánh Phan cữ ký ất mão 1975 mạng gì bà tưng có bơm ngực không bi mat thiền sư xem tử vi Tìm hiểu ý nghĩa ngày sinh của các vật liệu làm bếp Phi Tinh phong thủy nhà mới 3 kiêng kỵ trong phòng ngủ vợ chồng Cách