Ba cô con gái của Ngụy vương Tào Tháo đều xinh đẹp, tài năng nhưng vì người cha tham vọng mà các nàng trở thành "lễ vật" chính trị, sống cuộc đời bất hạnh.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Con cái của Tào Tháo, cả nam lẫn nữ đều rất đông. Tuy nhiên, do tư tưởng trọng nam khinh nữ, cả đời Tào Tháo sinh được mấy người con gái thì không thấy sử sách ghi chép rõ.

Tuy nhiên, việc Tào Tháo lợi dụng những cuộc hôn nhân của con gái để duy trì và củng cố quyền lực của mình, đem rất nhiều con gái của mình gả cho các vương công, đại thần, thậm chí là… hoàng đế được sử sách ghi chép khá đầy đủ.

Từ những gì được ghi chép trong các sách "Tam Quốc chí" của Trần Thọ và "Hậu Hán thư" của Phạm Diệp, chúng ta có thể biết rằng, chí ít Tào Tháo có 7 cô con gái, bao gồm: Tào Hiến, Tào Tiết, Tào Hoa, Thanh Hòa Trương Công chúa, An Dương Công chúa, Kim Hương Công chúa và Lâm Phần Công chúa.

Trong đó, câu chuyện ba nguời con gái của Tào Tháo cùng lấy một chồng là câu chuyện được sử sách nhắc tới nhiều nhất.

số phận bi thương chung chồng của ba con gái tào tháo - ảnh 1.

Tào Tháo trên phim

Theo sử sách chép lại vào năm Kiến An thứ 18, tức năm 213, Tào Tháo đem ba cô con gái của mình là Tào Hiến, Tào Hoa, Tào Tiết cùng gả cho Hán Hiến Đế Lưu Hiệp làm phi tử.

Những cô gái có phụ thân là vương thất là một hạnh phúc những cũng là một bi kịch. Là con gái của Ngụy vương Tào Tháo, các nàng công chúa cũng không hạnh phúc hơn ai.

Những nàng công chúa của Tào Tháo đều là người có tài sắc và cá tính riêng. Vì muốn củng cố vị trí quyền lực của mình, Tào Tháo đã dùng con gái mình thành "lễ vật" để kết thân với hoàng thượng.

Năm thứ 18 Kiến An tức năm 213, Tào Tháo đã gả trưởng nữ Tào Hiến, Tào Tiết và Tào Hoa vào cung phong làm phu nhân hầu hạ Hán Hiến Đế Lưu Hiệp.

Đến năm 214, Tào Hiến được phong làm quý nhân nhưng bất hạnh không có con.

Sau khi Tào Hiến qua đời được hợp táng cùng với Hán Hiến Đế và được truy phong làm Hiếu Hiến Tào hoàng hậu. Tào Hoa cũng trở thành phi tần trong cung của Hán Hiến Đế.

Nàng thứ hai Tào Tiết được phong làm hoàng hậu. Hán Hiến Đế vốn đã có vị hoàng hậu tên là Phục Thọ.

Phục Thọ vì bất mãn với Tào Tháo nên đã viết thư mật báo cho cha mình là Phục Hoàn không ngờ bị phát hiện. Tào Tháo đã ép Hán Hiến Đế phế Phục Thọ và lập Tào Tiết làm hoàng hậu.

Chính vì thế, tuy là hoàng đế bù nhìn nhưng vì chuyện này mà Hán Hiến Đế Lưu Hiệp rất ghét Tào hoàng hậu.

Tào Tháo cũng chả để ý đến điều đó. Mục đích đã đạt được, con gái đã gả cho Lưu Hiệp thì giờ là người nhà họ Lưu, chết cũng là ma nhà họ Lưu.

Cuộc đời Tào hoàng hậu chưa bao giờ được hưởng hạnh phúc thật sự.

Năm 215, Tào Tiết được phong thành hoàng hậu. Tuy là con gái họ Tào nhưng Tào Tiết rất trung thành với Hán Hiến Đế, vì cơ nghiệp họ Lưu.

Không biết nhiều về hoạt động của Tào Tiết trong thời gian làm hoàng hậu, nhưng rõ ràng thời điểm đó Hán Hiến Đế hoàn toàn mất quyền lực, cha bà là Tào Tháo nắm toàn bộ quyền lực.

Năm 220, Tào Tháo mất, anh bà là Tào Phi lên nối ngôi Ngụy vương. Tháng 10 năm đó, Tào Phi cướp ngôi Hán Hiến Đế, kết thúc triều đại nhà Hán, lập ra triều Tào Ngụy.

Khi sai người tới hỏi bà để lấy ngọc tỷ truyền quốc. Tào hoàng hậu nhất định không chịu đưa. Sau vì bị ép quá, Tào hoàng hậu vứt ngọc tỷ xuống lầu, khóc mắng Tào Phi:

Trời không phù hộ cho nhà ngươi đâu!

Năm 214, có người tố cáo việc hoàng hậu Phục Thọ cùng cha là Phục Hoàn mưu giết Tào Tháo.

Tào Tháo bắt giết cha con Phục hoàng hậu, rồi ép Hiến Đế lập một trong ba vị Tào quý nhân, con gái mình làm hoàng hậu mới.

Hán Hiến Đế không biết quyết định chọn ai bèn chỉ định Tào Tiết là người ở giữa làm hoàng hậu.

Cũng vì Tào Tiết không hợp tác với anh trai nên nàng và Tào Phi xung khắc với nhau vì thế cuộc sống càng ngày càng trở nên khó khăn, thê thảm.

Hán Hiến Đế bị phế làm Sơn Dương công. Tào Tiết trở thành Sơn Dương công phu nhân. Năm 226, Tào Phi mất, con là Tào Tuấn, tức cháu gọi Tào Tiết bằng cô, lên kế vị.

Năm 234, Sơn Dương công Lưu Hiệp mất. 26 năm sau, vào năm 260, Sơn Dương công phu nhân Tào Tiết qua đời, an táng với Hán Hiến Đế tại Thiền lăng với thụy hiệu là Hiến Mục hoàng hậu với nghi lễ nhà Hán.

Nhưng cũng còn vớt vát chút thể diện cuối cùng, khi Tào Tiết qua đời, Tào Phi vẫn lấy thân phận và lễ nghi của Hán triều hoàng hậu để tổ chức tang lễ cho em gái và cho hợp táng cùng với Hán Hiến Đế.

Cả đời Tào Tiết chả bao giờ được sống vui vẻ. Còn sống thì bị chồng ghẻ lạnh, căm ghét. Huynh trưởng cũng không ủng hộ vì nàng đã không chịu hợp tác.

Người đời thì chửi nàng là gian tế của Tào Tháo. Một tài nữ cành vàng lá ngọc mà phải sống đầy bi thảm.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


Sao Phuc duc Bát quai mơ thấy âm nhạc bói tử vi y nguồn gốc của ngày tết trung thu cầu ông Công Nguồn gốc giấc mơ bị đỉa cắn có nên xây nhà chữ l những tướng mặt rất khó phát tài Phòng thuy tư vi bạch dương tính cách dự đoán thời vận năm 2013 sao tuyệt điềm báo gặp ma VÒ鎈 hội lim Lóng tử vi cung bạch dương giúp tuổi Mão cung Song Ngư xem tử vi Đặt tên ý nghĩa cho bé gái bộ tộc ăn thịt người cua nguoi Hàm Chương hoテ ï¾ xem tu 史克威尔艾尼克斯 中国 Tư vi quẻ quan âm tử lanh sao lộc tồn tại mệnh Bảo Bình mơ thấy bánh keọ tranh các lễ hội trong ngày 21 tháng 4 nụ cười Địa Chi đi chùa lễ Phật vượng phu ích tử bố trí ban Thần Tài hình sát trong phong thủy đồng giới Hội Thôn Thổ Hoàng đại kị phong thủy về dao xem tướng phụ nữ bố trí phòng bếp tướng miệng méo Cao Thủ con giáp con giáp khó đến với nhau Thủy lai Phòng Ngủ mệnh ngũ hành NGÀY sát Cung hoàng đạo quàng tặng y nghia giải thích tên gọi nha trang cách đóng đinh lên tường cá tay đặt tên cho con gái Tuổi xông đất đầu năm bán khoán lên chùa Tam hợp của người tuổi Dần