Bạn thắc mắc tại sao nhiều gia đình sử dụng Phật Di Lạc làm vật phẩm phong thủy? liệu Phật di lạc mang lại điều gì cho gia chủ? Để hiểu rõ về Phật Di Lạc chúng ta cùng đọc bài viết sau đây nhé! Tìm hiểu về Phật Di Lạc Phật Di Lặc là biểu tượng cho sự

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Bạn thắc mắc tại sao nhiều gia đình sử dụng Phật Di Lạc làm vật phẩm phong thủy? liệu Phật di lạc mang lại điều gì cho gia chủ? Để hiểu rõ về Phật Di Lạc chúng ta cùng đọc bài viết sau đây nhé!

Nội dung

  • 1 Tìm hiểu về Phật Di Lạc
    • 1.1 Truyền thuyết về sự ra đời của Phật Di Lạc
    • 1.2 Hình tượng Phật Di Lặc ngày nay
    • 1.3 Tiểu Khấu Di Lạc Phật

Tìm hiểu về Phật Di Lạc

Phật Di Lặc là biểu tượng cho sự an lạc, vui vẻ, may mắn và hạnh phúc. Là vật phẩm tôn kính trong Phong Thủy, mà khi chưng bày trong nhà sẽ mang lại rất nhiều điều tốt lành cho gia chủ, gia đạo… Với độ trang nghiêm, thông thường ta gọi đầy đủ phải là “Đức Phật Di Lặc”

bAYsCX1G4OARuG2it73fLA

Truyền thuyết về sự ra đời của Phật Di Lạc

Tuy nhiên có mấy người trong chúng ta biết rõ truyền thuyết về sự ra đời của Ngài, những thông tin dưới đây có lẽ là khá đầy đủ nếu bạn thật sự muốn tìm hiểu!

Theo kinh sách, Đức Phật Di Lặc xuất thân từ một gia đình quý tộc Bà La Môn ở thôn Kiếp Ba Lợi thuộc Nam Thiên Trúc (Ấn Độ cổ đại), có hiệu là A-Dật–Đa (Adijita) nghĩa là bô năng thắng (không gì có thể thắng nổi). Di Lặc là phiên âm từ Phạn ngữ có nghĩa là “Từ Thị” (cái nhìn từ bi, lòng từ bi). Phật Di Lặc là người cùng thời với phật Thích Ca, theo xuất gia, tu tập chính pháp.

Tín ngưỡng Phật Di Lặc đã được lưu truyền rất sớm tại Hồng Kông thuộc dòng Đại thừa, sau này truyền sang nước ta và có ảnh hưởng rất sâu đậm. Ngay từ đời Tây Tần (265 – 316) đã có những bức tranh vẽ Phật Di Lặc, những bức tranh thời đó thường mô tả Phật Di Lặc cũng giống như các vị Bồ Tát khác, chỉ khác ở chiếc mũ đội trên đầu và trên tay có cầm một bình nước. Trong suốt các thời kỳ của Phật giáo Hồng Kông, Phật Di Lặc được mô tả ngồi trên một chiếc ghế hoặc một chiếc ngai với chân bắt chéo hoặc chân trái buông thõng xuống, tay phải chống cằm như đang suy nghĩ về tương lai.

Hình tượng Phật Di Lặc ngày nay

duc-phat-di-lac-580x360

Rất nhiều đời sau, vào thời Ngũ Đại (907-960), trong dân gian mới xuất hiện thêm một hình tượng Phật Di Lặc có miệng cười rạng rỡ hồn nhiên, sau lưng quảy bị vải gai, tính tình rộng rãi cởi mở, rong ruổi khắp nơi. Đó chính là hình tượng Phật Di Lặc thường thấy ngày nay trong những tranh tượng, kinh sách ở các tự viện Phật giáo và được gọi là “Tiếu khẩu Di Lặc Phật”. Đây chính là một hình tượng mà các nhà nghiên cứu phương Tây đánh giá là: “một biến đổi độc đáo trong sáng tạo, gây nhiều kinh ngạc” hay : “một sự biến thái kỳ diệu hoàn toàn của người Trung Hoa”.

Tiểu Khấu Di Lạc Phật

Tiểu Khấu Di Lặc Phật, trong dân gian còn gọi là “Tiếu Phật” hay “Di Lặc Phật bụng phệ” đã xuất hiện rất nhiều tại các tự viện tỉnh Triết Giang (Hồng Kông) vào sau thời Ngũ Đại do người ta tạo hình tượng theo tướng mạo của một vị hòa thượng có tên là Khế Thử. Hòa thượng Khế Thử là người vùng Minh Châu (Triết Giang), hiệu là Trường Đinh Tử, ông thường hay chống tích trượng, quảy một túi vải gai, ngao du khắp nơi vừa hành khất vừa thuyết pháp, nên người cùng thời gọi ông là “Bố Đại Hòa Thượng” (hòa thượng túi vải).

Theo truyền thuyết thì Bố Đại hòa thượng có thân hình béo tốt, y phục tùy tiện, ngôn ngữ hành vi đều khôg câu nệ tiểu tiết, có biệt tài dự đoán lành dữ, biết trước nắng mưa gió bão rất linh nghiệm, thần bí khôn lường. Năm Trinh Minh thứ 2 đời Hậu Lương (916), Bố Đại hòa thượng ngồi trên một tảng đá ở Nhạc Lâm Tự mà nhập tịch, ông để lại một bài kệ viết rằng : “Di Lặc đúng Di Lặc, phân thân ra muôn vàn. Mọi lúc đi dạy người đời mà người đời không biết”.

Dựa vào bài kệ đó, người ta cho rằng Hòa thượng Khế Thử chính là Phật Di Lặc hóa thân chuyển thế, bèn an táng thân thể của ông tại một nơi cách Nhạc Lâm Tự 2 dặm về phía Tây, lập tháp thờ phụng đặt tên là “Am Di Lặc” và xây gác, đắp tượng… Dần dần, theo năm tháng, tượng Bố Đại hòa thượng được lưu truyền khắp mọi nơi với bụng lớn, miệng cười tươi tắn lạc quan, khi đứng, khi đi với tích trượng quảy túi vải, khi ngồi với 5 đứa trẻ quanh mình tạo nên hình tượng “Ngũ tử quấy Di Lặc” hoặc ngồi với 6 đứa trẻ tượng trưng cho “Lục tặc – Lục căn” đã được giáo hóa.

Theo thời gian, hình tượng của Phật Di Lặc ngày càng phong phú, sinh động. Hình tượng Phật Di Lặc ngày nay còn được nhân gian gắn liền với tiền tài, phú quý như những hình tượng Phật Di Lặc quảy bị tiền hoặc với tay nâng hoặc tung lên những nén vàng lấp lánh… Đây cũng chính là những mong ước thiết thực nhất, gần gũi nhất của tất cả mọi người.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

Phong Thuỷ Vật phẩm phật di lặc phong thủy phật di lặc trong phong thủy phật di lặc và phong thủy tượng phật di lặc trong phong thủy


Lê Trung Hưng quý nhân phù trợ câu nói hay há i LỊCH ÂM DƯƠNG bói nốt ruồi ở chân tháng phật đản Bắc lân tích đức tạo nghiệp lành Gia Hội Đình Văn Khê tại Hà Nội mơ thấy mình quan hệ với người khác Chòm sao nam sao phÁ quÂn mơ thấy mũi hợp thập tu vi Xem tuổi tình yêu Bính Dần và ba chòm sao nam trở mặt bí ẩn khuôn mặt thiên cơ Đạt Lộ toc vận mệnh người tuổi Dần theo ngũ hành mơ thấy bò cạp bài trí phòng ngủ 9m2 bói chỉ tay đường đi nước ngoài đặt tên cho bé hình xăm hợp với mệnh thổ tu vi Xem bói vận đào hoa của phụ nữ nh Giáp Ngọ đi tảo mộ hiện tượng bóng đè at mao chọn bạn du lịch hợp phong thủy xung khắc tuổi trong tử vi kiên cường xem bói tướng mắt cửa nhà La a quý tướng quân tướng mặt sếp diếu chủ họa đào hoa hội bên núi sưa quẻ đinh dậu mệnh gì Ý nghĩa sao thai phụ Hội Đền Khả Lâm lí giải khổng vo chong vượng phong thủy cửa hàng dương liễu mộc Pháp ngu bàn ghế phòng khách kiểu nhật nụ cười cong viec coi tướng qua đôi mắt Xem ngày tốt xấu hình xăm ngôi sao Thực quáº