Những kiêng kị khi đi lễ chùa mùng ngày 1 đã được dân gian chiêm nghiệm và truyền lại cho đến tận ngày nay.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Không nên đi lại khệnh khạng trong chùa

Nhiều người vào chùa mà không chào hỏi các sư, đi lại khệnh khạng, chỉ vội vàng đi làm lễ. Đây là một kiêng kị. Vào chùa, nên dùng Phật danh “A di đà Phật” thay tên gọi để mở lời chào trụ trì và tăng ni trong chùa. Khi ra về cũng nên dùng câu này để bái biệt, công đức mang lại vô lượng, cho cả người vãn cảnh và nhà chùa.

Không nên tự tiện đặt lễ mặn ở khu vực chính điện

Khu vực chính điện (Phật điện) là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Do đó bạn không nên đặt lễ mặn ở đây. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh. Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu và chỉ dâng đặt tại ban thờ hay điện thờ mà thôi.

Không nên mang nhiều đồ đạc vào tam bảo bái Phật

Không nên mang theo mũ áo, khăn, túi xách, gậy gộc, bao tay… vào tam bảo bái Phật. Lỡ đặt những đồ đạc như vậy trên bàn, trên chiếu hoặc trong góc tam bảo để bái Phật thì mọi công quả tu dưỡng bấy lâu đều tiêu tán. Khi lễ chùa, những đồ tùy thân nên để ở ngoài.

Không nên ăn mặc váy ngắn khi đi chùa

Khi đi lễ chùa bạn nên ăn mặc gọn gàng, chỉnh tề sao cho phù hợp với bối cảnh của chùa, không nên mặc trang phục quá sặc sỡ, hở hang. Và đăc biệt đối với các bạn nữ thì không nên mặc váy quá ngắn hoặc quần quá ngắn. Điều này phạm giới uế tạp Phật đường, vừa phạm giới bất kính.

Vào chùa không nên đi cửa chính giữa

Nhiều người thường không để ý vị trí cửa vào khi đi lễ chùa. Nhưng theo đúng quan niệm, vào chùa nên đi từ cửa bên, không đi cửa chính giữa; đồng thời không dẫm lên bậu cửa khi bước vào để tránh phạm tội bất kính.

Theo quan niệm dân gian, cửa chính nhà chùa từ xưa đến nay chỉ đức Phật, Ngọc đế, quốc vương một nước mới được ra vào. Vì thế nhiều ngôi chùa ngày thường không mở cửa chính. Khi đi qua cổng Tam quan vào chùa nên đi vào cửa Giả quan ( bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái).

Không nên đứng hoặc quỳ chính giữa

Phật đường Vị trí chính giữa Phật đường khi lễ Phật thường dành cho trụ trì của chùa. Vì vậy, bạn không nên đứng hoặc quỳ ở đó. Khi lễ Phật, bạn nên chếch sang bên một chút, không phải cứ đứng ở giữa là tốt. Lễ Phật quan trọng là ở tâm.

Hạn chế thắp hương bên trong chùa

Nhiều người thường nghĩ phải thắp hương trong gian thờ Phật ở chùa mới thiêng nhưng điều này không chính xác. Khi đi lễ chùa bạn nên thắp hương tại đỉnh đặt bên ngoài, hạn chế thắp hương bên trong chùa, vì có thể gây ảnh hưởng đến tượng Phật, pháp khí. Nhiều chùa ở Việt Nam cũng đã có những tấm biển hướng dẫn nơi thắp hương, không nên thắp hương bên trong.


Không nên đi giày dép vào Phật đường, tam bảo

Hầu hết các chùa ở Việt Nam đề đề nghị người đến lễ chùa để giày dép ở bên ngoài. Bởi Tam bảo, Phật đường là những nơi tôn nghiêm, có giới hương, định hương, chân hương, đòi hỏi phải trì giới để di dưỡng thanh tịnh, tuyệt đối không gây ồn ào, hỗn tạp. Tội náo loạn tam bảo không nhỏ. Tuy nhiên, nhiều người thường không để ý điều này khi đi lễ chùa.


Không tự ý sử dụng hoặc mang đồ nhà chùa về nhà

Theo nhiều kinh sách và quan niệm truyền thống, những hành vi tự ý sử dụng hoặc mang đồ nhà chùa về gọi là “đạo dụng thập phương thường trụ” (trộm dùng đồ lễ của chúng sinh cúng dàng). Phạm giới luật này khi chết sẽ bị giam vào địa ngục, chịu khổ vô kể. Phật điển ghi rõ, “nhân nhỏ, quả lớn”, thành tâm cúng dàng, lễ dù nhỏ nhưng phúc báo lớn lao; trộm của chùa,vật tuy xơ sài nhưng quả báo không gánh hết. Do đó, bạn không nên tự ý lấy sử dụng hoặc mang bất kỳ loại đồ đạc gì của nhà chùa về làm của riêng.

Không nên sắm sửa nhiều vàng mã, tiền âm phủ

Vào chùa không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì thí chủ đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện, mà nên bỏ vào hòm công đức.

Năm bước hành lễ khi đi chùa

1. Đặt lễ vật: thắp hương và làm lễ ở ban thờ Đức Ông trước.

2. Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang rồi làm lễ chư Phật, Bồ Tát.

3. Sau khi đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà bái đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.

4. Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu).

5. Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tùy tâm công đức.



Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


treo tranh chữ thập bênh phù ở cung mệnh sống thọ chùa thiên mụ phong thủy nhà ở tốt cho sức khỏe bán thanh treo rèm cửa người tuổi tý mệnh kim cu tinh dầu cho 12 cung hoàng đạo Lời Phật dạy tướng đàn ông Xếp hạng trí thông minh của 12 cung hoàng chòm bắt pokemon hoẠchơi đào rằm tháng Giêng Âm Thầy bò cạp nữ và xử nữ nam Phá Quân lâm cung Thiên Di sao Lưu hà Chính gia tien Cách tra can tháng qua can năm tính tình phụ nữ tướng người kiếm bội tiền hóa giải tình duyên lận đận ngày bạch hổ đầu xem bói tai nụ chọn một người vợ tốt chọn hướng nhà cho người sinh năm 1978 Hội Võng Thị tại Hà Nội love tuổi Thìn nhóm máu B phÃƒÆ trúng sao Thái Dương thai duong thai am Tính cách tuổi Sửu cung Nhân Mã entity ecirc not defined gương chiếu vào giường nữ mạng tuổi quý hợi che cách tính ngày giờ tốt để xuất hành năng chọn ngày mơ thấy biển lớn món quà lưu niệm ma ám Những lưu ý khi thiết kế nhà bếp theo bảng tra tam nguyên cửu vận lễ hội ngày 29 tháng 8 Tiết Trung Nguyên Giường cung thiên bình và bạch dương hình dáng móng tay nói lên điều gì tuổi Ngọ cung Sư Tử đặc điểm nổi bật của Song Ngư chuyện ThÃ Ý nghĩa sao Đế Vượng