Trong Ðêm Giao Thừa, sau khi làm lễ giao thừa xong, có những tục lễ riêng mà cho tới ngày nay từ thôn quê đến thành thị vẫn còn nhiều người theo giữ.
Mấy Tục Lệ Trong Ðêm Giao Thừa

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Lễ chùa, đình, đền: Lễ giao thừa ở nhà xong, người ta kéo nhau đi lễ các đình, chùa, miếu, điện để cầy phúc cầu may, để xin Phật, Thần phù hộ độ trì cho bản thân và cho gia đình. Và nhân dịp người ta thường xin quẻ đầu năm.

Kén hướng xuất hành: Khi đi lễ, người ta kén giờ và kén hướng xuất hành, đi đúng hướng đúng giờ để gặp sự may mắn quanh năm. Ngày nay, người ta đi lễ nhưng ít người kén giờ và kén hướng.

Hái lộc: Ði lễ đình, chùa, miếu, điện xong, lúc trở về người ta có tục hái một cành cây mang về ngụ ý là lấy lộc của Trời đất Phật Thần ban cho. Trước cửa đình cửa đền, thường có những cây đa, cây đề, cây si cổ thụ, cành lá xùm xòa, khách đi lễ mỗi người bẻ một nhánh, gọi là cành lộc. Cành lộc này mang về người ta cắm trước bàn thờ cho đến Với tin tưởng lộc hái về trong Ðêm giao thừa sẽ đem lại may mắn quanh năm, người Việt Nam trong buổi xuất hành đầu tiên bao giờ cũng hái lộc. Cành lộc tượng trưng cho tốt lành may mắn. Về tục xuất hành cũng như tục hái lộc có nhiều người không đi trong Ðêm giao thừa, mà họ kén ngày tốt giờ tố trong mấy ngày đầu năm và Ði đúng theo hướng chỉ dẫn trong các cuốn lịch đầu năm để có thể có được một năm hoàn toàn may mắn.

Hương lộc: Có nhiều người trong lúc xuất hành đi lễ, thay vì hái lộc cành cây, lại xin lộc tại các đình đền chùa miếu bằng các đốt một nắm hương hoặc một cây hương lớn, đứng khấn vái trước bàn thờ, rồi mang hương đó cắm tại bình hương bàn thờ Tổ tiên hoặc bàn thờ Thổ Công ở nhà. Ngọn lửa tượng trưng cho sự phát đạt. Lấy lửa tự các nơi thờ tự mang về, tức là xin Phật Thánh phù hộ cho được phát đạt tốt lộc quanh năm. Trong lúc mang nấm hương từ nơi thờ tự trở về, nhiều khi gặp gió, nấm hương bốc cháy, người ta tin đó là một điềm tốt báo trước sự may mắn quanh năm. Thường những người làm ăn buôn bán hay xin hương lộc tại các nơi thờ tự.

Xông nhà: Thường cúng giao thừa ở nhà xong, người gia chủ mới đi lễ đền chùa. Gia đình có nhiều người, thường người ta kén một người dễ vía ra đi từ lúc chưa đúng giờ trừ tịch, rồi khi lễ trừ tịch tới thì dự lễ tại đình chùa hoặc ở thôn xóm, sau đó xin hương lộc hoặc hái cành lộc về. Lúc trở về đã sang năm mới, người này đã tự xông nhà cho gia đình mình, mang sự tốt đẹp quanh năm về cho gia đình. Ði xông nhà như vậy tránh được sự phải nhờ một người tốt, vía khác đến xông nhà cho mình. Nếu không có người nhà dễ vía để xông nhà lấy, người ta phải nhờ một người khác trong thân bằng cố hữu tốt vía để sớm ngày mồng một Tết đến xông nhà, trước khi có khách tới chúc Tết, để người này đem lại sự dễ dãi may mắn lại.

Trích “Tín Ngưỡng Việt Nam”  -  Toan Ánh


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


mơ thấy bắt con lươn vị trí phát tài đại lâm mộc hợp màu gì tử vi người sinh ngày Tân Sửu xem cong duong phap lenh boi tinh yeu Ý nghĩa sao Thanh Long SAO DƯỠNG TRONG TỬ VI nốt ruồi ở cổ bên phải phụ nữ xem tướng gà chọi nốt ruồi khắc vợ mơ thấy phụ nữ sinh con trai dóng giờ hoàng đạo năm 2013 cách đặt bàn ăn kiểu á 2000 mệnh gì của người sắp chết lấy chồng tuổi nào Sao Văn tinh hoa lan trong phong thuy mâm cơm tất niên danh sách phòng khám nam khoa tại Thạch Lựu Mộc bố trí không gian phòng khách nhỏ phủ nốt ruồi dưới bàn chân đào hoa mơ thấy thiên thần su nghiep tot SIM ty hòa thượng hoa trÃƒÆ trấn cách chơi đồ tể sa mạc bàn tay đeo nhẫn đẹp bảng cung mệnh phong thủy nuôi rùa hoi người phụ nữ có tướng vượng phu ích Phong thủy bàn làm việc o giai nhạc hòa tấu phật giáo Ý nghĩa sao Tử phù nhắn nhân mã và song tử sao thien dong can qua nghĩa là gì mơ thấy củ đậu Tính cách tuổi Tý cung Song Ngư sao Vũ Khúc mơ thấy vợ thạch lựu mộc Tổ sao Sinh Khí Nam 2018 Hội Đền Trần trấn trạch ma nhập giáp tuất 1995 sao Tứ Lục cách sắm lễ Phong thủy Phi tinh bói tình yêu diếu phản ứng của 12 chòm sao khi gặp ma văn khấn các nghi lễ Việt nam càn