Lễ hội chùa Dâu được diễn ra vào ngày 8 tháng 4 tức ngày sinh của Phật tổ Thích Ca Mâu Ni mang ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, ước vọng ngàn đời của cư dân
Lễ hội chùa Dâu – Bắc Ninh

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

 Được đánh giá là ngôi chùa xưa nhất Việt Nam, Chùa Dâu hay còn gọi là chùa Diên Ứng, chùa Pháp Vân nằm tại xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Vào ngày mùng 8 tháng 4 hàng năm, người dân Bắc Ninh nói riêng và du khách thập phương nói chung đều nô nức về chùa Dâu để trẩy hội.


Le hoi chua Dau – Bac Ninh hinh anh 2
 
  Lễ hội chùa Dâu được diễn ra vào ngày 8 tháng 4 tức ngày sinh của Phật tổ Thích Ca Mâu Ni. Hội Dâu là hội của dân cư nông nghiêp, ý nghĩa quan trọng nhất của Hội Dâu là cầu cho mưa thuận gió hòa, ước vọng ngàn đời của cư dân nông nghiệp.   “Dù ai đi đâu về đâu Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về Dù ai buôn bán trăm nghề Tháng Tư ngày Tám thì về hội Dâu”.   Hội chùa Dâu từ xa xưa đã trở thành nét đẹp văn hóa lễ hội của vùng Kinh Bắc, nhằm ôn lại truyền thống lịch sử, phong tục tập quán, đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh cũng như động viên, khích lệ tinh thần nhân dân cùng nhau đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa trong cộng đồng dân cư và gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa cộng đồng.   Các nghi thức trong Hội Dâu đều là những hoạt động diễn xướng tín ngưỡng cầu Thần Nước của nông dân. Lễ rước trong hội chùa Dâu rất đặc biệt, mang nhiều nét đẹp văn hóa tiêu biểu, độc đáo. Sáng ngày mồng Tám chính hội, nhân dân các làng tổ chức rước tượng Tứ Pháp từ các chùa làng về tụ hội tại chùa Dâu. Tục truyền, đám rước gồm ngựa thờ, cờ quạt, tàn lọng, kiệu bát cống… từ các ngả kéo về.

Le hoi chua Dau – Bac Ninh hinh anh 2
 
  Khi tới chùa Dâu thì diễn trò “mẹ đuổi con”. Bốn kiệu Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện, mỗi kiệu chạy ba vòng rồi trở về vị trí cũ. Còn kiệu bà Man Nương (kiệu mẹ) được rước vào trong chùa Dâu. Sau đó diễn ra trò cướp nước. Đó là cuộc thi chạy giữa bà Sấm (Pháp Lôi) với bà Mưa (Pháp Vũ). Khi có hiệu lệnh thì kiệu Pháp Lôi và Pháp Vũ đua nhau chạy ra tam quan. Kiệu rước nào đến trước thì sẽ lấy được nước. Người dân xem ai về đích trước để dự báo mùa màng. Nếu bà Mưa thắng thì năm ấy được mùa còn nếu bà Sấm thắng thì năm ấy ruộng đồng lắm sâu bọ, làm ăn trắc trở. Cuộc thi “cướp nước” chính là nghi lễ đặc sắc, nổi bật nhất ở lễ hội chùa Dâu và luôn được người dân, du khách đón đợi nhiều nhất.
 
Chùa Dâu đã được xếp hạng di tích quốc gia và cũng là một danh lam thắng cảnh bậc nhất trên quê hương của các liền anh, liền chị.  
► Tra cứu ngày âm lịch hôm nay chuẩn xác theo Lịch vạn sự

ST.
 
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

lễ hội chùa dâu chùa dâu bắc ninh


phong thủy đại kỵ Sao ÂN QUANG xem tướng người khuôn chủ cô khắc hướng phòng vệ sinh cung lai nhân mã và ma kết dia yeu Tu tuổi lấy chồng Tuổi kỷ Tỵ tuổi tị nhóm máu B thái âm thi cá tướng người phú quý vòng dâu tằm có tác dụng trừ tà thật học thuyết âm dương trong đông y giải hạn tuổi 53 mơ thấy chó con chết vận thế của người tuổi Mão tình yêu đích thực ấn độ mơ thấy giấy Xem so Ä Ã boi tinh yeu ngọ Số học Lá số Tử Vi cặp đôi sư tử và song tử Sao tướng quân ở cung mệnh bữa ăn gia đình của người việt hình xăm chữ cha mẹ cách điệu Sao thiên hỷ Sim số đẹp 11 3 con giáp nữ khiến người khác cách chọn hướng nhà theo tuổi tu vi xem hướng phòng ngủ tuổi qúi tỵ xem ngày tốt đầu thai thìn coi bói nốt ruồi trong lòng bàn tay sao tuẦn triỆt trong tỬ vi Chữ nhân ca bói tuong Khám phá vận đào hoa của người tuổi vận mệnh người tuổi Nhâm Ngọ giải mã bí ẩn những giấc chiêm bao