Đền Kim Liên vốn được lập nên để thờ Cao Sơn Đại Vương theo tín ngưỡng dân gian, thì đây là một người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
Đền Kim Liên - Hà Nội

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Đền Kim Liên (hay còn gọi là đền Cao Sơn) là trấn phía nam trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long xưa, gồm bốn ngôi đền: Đền Quán Thánh (trấn giữ phía bắc kinh thành); Đền Bạch Mã (trấn giữ phía đông kinh thành); Đền Voi Phục (trấn giữ phía tây kinh thành); Đền Kim Liên (trấn giữ phía nam kinh thành). So với ba ngôi đền kia thì đền Kim Liên được xây dựng muộn hơn (khoảng thế kỷ 16 – 17). Đền tọa lạc tại phố Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội.

Lịch Sử: Đền Kim Liên vốn được lập nên để thờ Cao Sơn Đại Vương (theo tín ngưỡng dân gian, thì đây là một người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ, sau theo mẹ lên núi). Theo tấm bia đá đặc biệt cao 2,34m, rộng 1,57m, dày 0,22m hiện còn lưu giữ tại đền (đây cũng là di vật quý giá nhất ở đền này) có bài tựa “Cao Sơn đại vương thần từ bi minh” cho biết: Khi vua Lê Tương Dực cầm quân dẹp loạn, khôi phục cơ nghiệp của vua Lê Thái Tổ, có ba vị đại thần là Nguyễn Bá Lân, Nguyễn Hoàng Dụ và Nguyễn Văn Lữ cùng đem quân đi chinh phạt.

Đến địa phận huyện Phụng Hoá (nay là Nho Quan, tỉnh Ninh Bình) thì thấy cảnh núi rừng rậm rạp có ngôi đền cổ ghi bốn chữ “Cao Sơn đại vương”. Rất lấy làm lạ, vua quan bèn khẩn cầu thần phù trợ. Quả nhiên sau mười ngày đã thành công. Vì thế, vua Lê Tương Dực cho xây dựng đền thờ thần Cao Sơn được lập ở Phụng Hóa. Sau nhớ ơn thần đã ngầm giúp dẹp loạn ở Đông Đô, nên năm 1509, vua cho xây dựng lại đền thờ to đẹp hơn ở phường Kim Hoa gần Thăng Long thời bấy giờ.

Sau này, dân làng Kim Liên đã lập thêm cổng tam quan ở phía trước cổng đền ngay sát đầm Kim Liên và bổ sung thêm một số kiên trúc mới, tạo thành đình Kim Liên. Ngoài Cao Sơn Đại Vương, trong đền và đình này còn thờ Tam Phủ, thờ Mẫu, và thờ Hồ Chí Minh.

Kiến Trúc: Đình được xây dựng trên một gò đất cao ở phía đông đầm Kim Liên. Cổng đình và cửa chính điện đều hướng về phía tây, trông ra đầm Kim Liên (đầm này nay không còn do bị lấp đi để làm đường vành đai 1). Kiến trúc của đình bao gồm hai phần tương đối rõ: phần phía trước gò có một cổng trụ biểu, hai dãy giải vũ hai bên sân gạch rộng và phần kiến trúc chính của di tích nằm trên gò đất cao. Đi hết khoảng sân trên thì qua chín bậc gạch cao được xây bằng những viên gạch vồ có kích thước lớn thời Lê Trung Hưng nối hai bộ phận kiến trúc trên.

Điện thờ
Điện thờ

Đình chính gồm Nghi môn, Đại bái và Cung cấm. Nghi môn là một nếp nhà ba gian, xây kiểu tường hồi bít đốc. Bốn bộ vì đỡ mái được làm theo kiểu chồng rường giá chiêng, cột trốn. Nhà đại bái gồm 5 gian mới được thành phố tôn tạo trong dịp kỷ niệm 990 năm Thăng Long-Hà Nội, với kiểu dáng kiến trúc truyền thống. Hậu cung là một nếp nhà ba gian dọc, xây gạch trần mái lợp ngói ta. Trong nhà xây vòm cuốn: gian ngoài cùng, bó bệ gạch cao để đặt hương án; gian thứ hai xây bệ gạch cao để đặt long ngai và các đồ tế khí. Gian cuối cùng là nơi thờ Cao Sơn Đại Vương và hai nữ thần phối hưởng (Tôn nữ Động Hồ Trưng Vương (công chúa con gái vua Lê) và Huệ Minh công chúa).

Di vật còn giữ lại tại đình Kim Liên là tấm bia đá “Cao sơn Đại Vương thần từ bi minh” do sử thần Lê Tung soạn năm 1510 nói về công lao của thần Cao Sơn trong việc ngầm giúp vua Lê giành lại ngai vàng từ tay ngoại thích và hệ thống 39 đạo sắc phong cho thần Cao Sơn Đại Vương, trong đó có hai sáu đạo thời Lê Trung Hưng, mười ba đạo thời nhà Nguyễn, sớm nhất trong số đó là sắc phong có niên đại Vĩnh Tộ năm thứ hai (1620).

Hội đền và đình Kim Liên được tổ chức vào ngày 16 tháng 3 âm lịch hàng năm. Lễ hội diễn ra tưng bừng với nhiều chương trình, trò chơi dân gian thu hút khá nhiều bạn bè, người trẻ quan tâm. Làng Kim Liên từ trước đến nay nổi tiếng với các tay kéo cắt tóc khéo léo và cẩn thận. Một trong nhưng cuộc thi diễn ra vào ngày hội chính là cắt tóc, vừa thể hiện phong cách hiện đại, trẻ trung nhưng cũng không quên truyền thống của cha ông từ xưa.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


mơ thấy nhiều xác chết đánh con gì lừa dối phim quán âm bán cá Nhà Ở LテΠェ mối quan hệ cha mẹ và con cái Thay đổi số mạng tu vi Luận đoán tình yêu Bính Dần và sao thiên trù trong lá số tử Xem tu vi bao tài mệnh kim ngưu nam 2014 Sao THIÊN ĐỒNG Quy hình xăm quan công cưỡi ngựa Đặt tên hay sao thiên tướng Mão Nội thất phòng ngủ chồng khắc mệnh vợ cây tài lộc vdtt Mồng 9 tháng 9 âm lich chọn tranh phong thủy cho người tuổi tỵ HÃÆo cử cách hóa giải sát khí con giáp nữ Tuổi Dậu hợp làm ăn với tuổi nào giâc mơ Văn cúng Tuoi mao Ý nghĩa sao trực phù Giải đoán tử vi bố tuổi thìn con tuổi mùi Bàng Tinh 2016 con trai mau than giao an dien tu đặt nhà vệ sinh theo phong thủy quy phòng ngủ nap am 礼意久久 礼品 礼品网 tử vi Tự tại Gia 12 Cung Hoàng Đạo độ tuổi của 12 chòm sao Nốt ruồi tu vi Lấy vợ thuộc những con giáp này Hội Đình Vĩnh Ninh má ¹ bối bài mơ thấy tiền xem tử vi Top 3 con giáp có tướng thành Tích cặp đôi kim ngưu và thần nông K phụ nữ hội chùa Keo Hội Chùa Sàn cách chưng bày trái cây ngày tết