Đền Hoàng Bà - Hưng Yên được tạo dựng từ đầu thế kỷ XVII, thờ bà Trần Mã Châu, một vị nữ tướng tài ba đã cùng Hai Bà Trưng đánh tan quân Tô Định,
Đền Hoàng Bà - Hưng Yên

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Xuất phát từ trung tâm thành phố Hưng Yên, xuôi theo đê sông Hồng về phía đông khoảng 3km, ta sẽ thấy một ngôi đền toạ lạc trên gò đất cao, quay về hướng đông nam. Bên phải là dòng sông Hồng cuộn chảy, bên trái là con đê bao quanh như một bức tường thành. Phía trước là cánh đồng, phía sau là xóm làng, thấp thoáng nhà mái ngói, mái bằng trong những vườn nhãn xum xuê xanh mướt. Đó là Đền Hoàng Bà, xã Quảng Châu, thành phố Hưng Yên.

Lịch sử đền Hoàng Bà

Đền Hoàng Bà được tạo dựng từ đầu thế kỷ XVII, thờ bà Trần Mã Châu, một vị nữ tướng tài ba đã có công lao to lớn, cùng Hai Bà Trưng đánh tan quân Tô Định, giành lại độc lập cho đất nước.

Tương truyền, sau Trưng Vương lên ngôi được 3 năm thì quân Nam Hán lại sang xâm lược nước ta. Trần Mã Châu được lệnh ra quân quyết chiến với giặc. Quân giặc bao vây tứ phía. Trên mình ngựa, tay cầm song kiếm, bà tả xung hữu đột, thấy giặc ngổn ngang. Được nửa ngày, gió thổi làm lộ thân hình, tướng giặc biết đó là nữ liền hô to: “Sĩ tốt khoả thân mà đánh” khiến bà lúng túng, bị thương, quay ngựa chạy về đến Bảo Châu thì hoá. Đó là ngày 3/3 năm Ất Mùi (năm 43 sau CN)

. Dân làng nơi đây đã lập đền thờ, tế lễ để ghi công đức của Hoàng Bà. Cảm phục và thương xót bậc lương thần đã quên mình vì nước, Trưng Vương truy phong cho Bà là “Thượng đẳng Phúc thần” và chuẩn phê cho làng Bảo Châu là nơi đền chính, phụng sự tế tự.

Tương truyền đền Hoàng Bà rất linh thiêng. Các triều đại nối tiếp về sau đứng lên dẹp giặc, gây dựng cơ đồ đều được Châu Nương linh thiêng hiển ứng, âm phù giúp nước, nên lại được phong: “Thượng đẳng tối linh anh linh hiển ứng” . Đến nay đền còn giữ được 7 sắc phong qua các triều đại. Triều Lê Thái Tổ phong cho Bà là: “Phương Dung trinh thục mĩ nga nhân Uyển Huệ Hoà công chúa.” Gần đây nhất là triều Khải Định năm thứ 4 (tháng 7 năm 1919), sắc phong cho Bà là: “Trinh tĩnh Trung đẳng thần”.

Kiến trúc đền Hoàng Bà

Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, đền Hoàng Bà đã nhiều lần phải trùng tu tôn tạo, song vẫn luôn giữ được nét xưa; uy nghi, giản dị, thanh tao. Hiện đền còn giữ được khá nhiều hiện vật quý giá, như: kiệu bát cống, kiệu võng, kiệu Bà, đại tự, hoành phi, câu đối, ca ngợi công đức Hoàng Bà với nhiều nội dung sâu sắc. Đặc biệt, đền còn giữ được bức tượng Hoàng Bà bằng gỗ quý rất đẹp từ thời Bà còn sống.

Hàng năm, đền mở hội từ ngày 1 đến ngày 3 tháng 3 âm lịch. Con em quê hương ở khắp mọi nơi cùng khách thập phương nô nức về dự hội, tưởng nhớ người nữ tướng anh hùng của dân tộc và ôn lại truyền thống chống ngoại xâm của ông cha ta.

Năm 1997, Đền Hoàng Bà đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia. Đây mãi sẽ là nơi tôn vinh, tri ân công đức của Hoàng Bà – vị nữ anh hùng dân tộc trong buổi đầu dựng nước, nơi bồi đắp lòng yêu nước, niềm tự hào về truyền thống vẻ vang của dân tộc cho muôn đời con cháu mai sau.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


Xem số Cung Ngọ Vi tri nô t ruô i trên cơ thê nói Người tuổi Sửu mệnh Mộc mệnh nạp âm mắt một mí gương Thá Bính Ngọ xem chỉ tay đoán vận mệnh thành đầu thổ Dụng sim số trần thương nhân quả giải mã giấc mơ thấy sửa nhà Kỷ Sửu Cầu thang Cây nhang trong tâm thức người Việt Đại mơ thấy cửa kính đau dê núi mau than định nghĩa phong thủy ong các dự đoán của vanga cung song tử và thiên bình hoa vương cách chọn chỗ ngồi làm việc xem tuổi giàu có kỷ mão thuộc mệnh gì phân biệt nốt ruồi trên mặt người tuổi Dậu cá rồng trong phong thuỷ bể cá mini nên nuôi cá gì Không nên nằm đầu ra ngoài cửa chính tướng ngủ nằm sấp văn khấn tháng 7 vân tài vận công danh Tư vi dự báo tình yêu theo chữ cái đầu của bạch dương kim ngưu song tử cung hoàng đạo trong vai trò làm chồng đặt tên cho công ty cổ phần chòm sao Bọ Cạp tâm linh tử vi tháng sinh Xem số đào hoa của người tuổi Dậu sao Điếu khách người hợp tuổi làm ăn