Chùa Tượng Sơn còn có tên gọi khác là Chùa Hầm Hầm. Đây là ngôi chùa cổ tuy nhỏ nhưng là một trong những danh lam tại Hà Tĩnh
Chùa Tượng Sơn - Hà Tĩnh

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Chùa Tượng Sơn còn có tên gọi khác là Chùa Hầm Hầm. Đây là ngôi chùa cổ tuy nhỏ nhưng là một trong những danh lam tại Hà Tĩnh, xưa nay được khách thập phương tham quan vãn cảnh chiêm ngưỡng.

Chùa được nằm trên một khu đất bằng phẳng trước mặt là dòng sông Ngàn Phố xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh., sau lưng là núi Voi sừng sững. Sơn thủy thật hữu tình hòa quyện cùng tiết xuân làm cho lòng người thật thư thái.

Chùa được xây dựng từ thời Hậu Lê, đời Lê Dụ Tông (đầu thế kỷ XVIII), theo ý tưởng của bà ngoại của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông là bà Đặng Phùng Hậu, vợ của Tả hiệu điểm Tham đốc Quận công Bùi Tướng Công và được hai anh em Lê Hữu Trác và Lê Hữu Tán trực tiếp xây dựng.

Chùa Tượng Sơn cũng là một trong những nơi Hải Thượng Lãn Ông dùng làm nơi đọc sách, nghiên cứu về thuốc chữa bệnh và soạn thảo bộ sách nổi tiếng “Y tông tâm lĩnh” gồm 66 quyển và một số tác phẩm nghiên cứu về đông y kết hợp với y học dân gian. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, của chiến tranh, lũ lụt, các hiện vật đã gắn liền với cuộc đời của Hải Thượng Lãn Ông không còn là bao ngoài mảnh đất thiêng liêng gắn với cuộc đời của Lê Hữu Trác và gia quyến ở đất vương nhà và ngôi chùa Tượng Sơn.

Chùa có 3 toà, chùa Thượng chính điện thờ Phật Thích Ca, bên tả thờ ông bà cụ Tham đốc quận công (tức ông bà ngoại của Lê Hữu Trác) và bà Bùi Thị Thưởng người sáng lập chùa, bên hữu thờ tổ tiên họ Lê Hữu, hai bên phía ngoài thờ các tiên vong quy y ký tiến. Chùa Hạ là một lầu chuông 8 mái được chạm trổ tinh xảo theo hoa văn kiểu tứ linh, tầng trên để gác chuông, tầng dưới làm nơi lễ bái.

Bên cạnh chùa Thượng là nhà Tổ, thờ tượng Tổ Đạt Ma, lịch đại Tổ sư, trong chùa có nhiều pho tượng Phật được tạo hình dáng nghệ thuật đẹp với nhiều dáng vẻ độc đáo, khác nhau, nhất là pho tượng lớn Bồ Tát Chuẩn đề 18 tay. Trước sân nhà Tổ là cổng tò vò xây theo kiểu chồng diêm tiếp theo bên phải nữa là 3 gian nhà khách rộng rãi, phía sau là tăng xá phương trượng. Về phía góc trái vườn chùa có 7 am mộ của các nhà sư trụ trì viên tịch tại đây.

Hàng năm tại chùa Tượng Sơn ngoài những ngày lễ của nhà Phật như lễ Phật Đản, Vu Lan còn có những ngày lễ hội như Lễ Thượng nguyên và lễ cầu yên, lại có lễ Quan Âm ngày 19 tháng 2 âm lịch là ngày lễ vía đức Bồ Tát quan thế âm. Đây là địa điểm đáng để du khách ghé qua trong những ngày nghỉ lễ.

Chùa có vị trí đẹp, phong cảnh sơn thuỷ hữu tình. Đây là một địa điểm du lịch và sinh hoạt văn hoá tâm linh của nhân dân địa phương cũng như trong cả nước.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


mèo siêu bá đạo của 12 con giáp phu tro Cung Bạch Dương hợp với cung nào quy người có số nhờ chồng chuyện ý nghĩa tử vi cổ học cung song ngư nam và kim ngưu nữ nhập miếu độc tọa chúc tết tuan sao văn xương hãm địa Tướng Số Lễ hội Sao Thiên trù Hội Đình Văn Khê tại Hà Nội Diệu cách bố trí cầu thang trong nhà ống Sao thai phụ Vận trình tình cảm của 12 chòm sao trong linh vật phong thủy 2019 Sao Thiên y cách đặt tên cho con 2014 coi ngày tốt xấu xuất hành Sao Long đức nghia canh thân tóc phong thủy phòng khách ánh đèn xem tử vi Xem bói ý nghĩa nốt ruồi may phản tài vân Đoán tương lai của bạn qua ngón tay Sửu Mùi Tuất con trai cung bạch dương thích gì phat 12 cung hoàng đạo facebook món tủ của 12 cung hoàng đạo bếp điện từ lễ hội tháng 10 trầm tĩnh thiền núi Số đề tử vi trọn đời phong thủy cho người sinh năm 1985 kế thảo luận cách đa ngôn ăn nói trong tử ngày Phật Dược Sư giáng sinh Hội Chùa Tam Sơn táo LUẬN BÀN Họa Hôn Nhân Trắc Trở tử vi tháng 4 của người tuổi Sửu đinh dậu là mệnh gì phong thủy bàn thờ