Chùa Ngũ Đài tọa lạc trên một khu đất cao, rộng ở chân núi Đống Thóc, tựa vào dãy núi Ngũ Đài Sơn, huyện Chí Linh, Tỉnh Lạng Sơn
Chùa Ngũ Đài - Hải Dương

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Ở xã Hoàng Tiến, thị xã Chí Linh – Hải Dương có một ngôi chùa cổ mà nhân dân thường gọi là Chùa Ngũ Đài, tên chữ là Kim Quang Tự. Ngôi chùa này do Thiền phái Trúc Lâm xây dựng từ thời nhà Trần (thế kỷ 14).

Chùa Ngũ Đài tọa lạc trên một khu đất cao, rộng ở chân núi Đống Thóc, tựa vào dãy núi Ngũ Đài Sơn. Ngũ Đài Sơn là một dãy núi cao,với năm ngọn nối tiếp, đỉnh cao nhất gần 400 mét so với mặt biển, người ta thường gọi là “Cổng trời”. Chùa Ngũ Đài hướng về phía tây nam, hai bên là hai ngọn núi, tạo thành thế tả thanh long,hữu bạch hổ rất uy nghi. Xung quang chùa là rừng cây bốn mùa xanh tốt.

Thời Trần, chùa Ngũ Đài là nơi tu hành, thuyết pháp của nhiều vị cao tăng của Thiền phái Trúc Lâm. Tăng ni, phật tử đến đây thọ giáo rất đông đúc. Nhiều lần các hoàng hậu, công chúa và con cháu Hoàng tộc mỗi khi từ Yên Tử trở về kinh đô đều không quên tới vãn cảnh chùa Ngũ Đài và thắp hương, niệm phật. Những ngày ấy, nhân dân trong vùng lại có dịp tề tựu về đây chào đón hoàng gia, không khí vô cùng nhộn nhịp, đông vui.

Sau những thăng trầm của lịch sử và biến đổi khắc nghiệt của thời gian, chùa Ngũ Đài cũng đã nhiều lần được trùng tu, tôn tạo. Đặc biệt là lần đại trùng tu vào thời Hậu Lê (thế kỷ XVII) do đóng góp của nhân dân và các vị chức sắc đương thời.

Chùa Ngũ Đài hiện nay có kiến trúc hình chữ Đinh (I), gồm 5 gian tiền đường và 2 gian hậu cung. Các vì kèo kết cấu bằng bê – tông cốt thép. Phần gần nóc tạo dáng con chồng giá chiêng truyền thống. Mái dán ngói vẩy cá, nền lát gạch đỏ Giếng Đáy. Hai gian hậu cung chỉ có một vì kèo, trốn cột quân. Ngoài công trình chính của chùa, ở phía bắc có nhà thờ Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Liễu Hạnh, phía nam chùa có nhà thời tổ, phía đông có nhà thờ Công đồng; phía trước chùa có tháp mộ các vị cao tăng đã từng trụ trì ở đây qua các thời kỳ.

Hệ thống tượng phật được bày xếp theo nghi thức truyền thống của các chùa miền Bắc. Các pho tượng được chế tác công phu, đặc biệt là các pho tam thế, A di đà, Đức Thánh Ông… với tỷ lệ cân đối và rất sinh động. Ngoài các pho tượng gỗ sơn son, thiếp vàng, chùa còn lưu giữ được một tấm bia đá thời Lê được dựng vào tháng 12 năm Nhâm Tý, niên hiệu Hoàng Định thứ 13 (1612). Ngoài ra, chùa Ngũ Đài hiện còn lưu giữ được một số cổ vật quý giá khác có niên đại từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19.

Hằng năm, cứ vào dịp từ 15-3 đến 18 – 3 âm lịch là nhân dân địa phương lại tưng bừng mở hội chùa Ngũ Đài với nhiều hoạt động lễ hội phong phú, hấp dẫn. Du khách bốn phương về đây trảy hội rất đông…

Hiện nay, chùa đang trong quá trình trùng tu tôn tạo. Con đường nhỏ độc đạo vào chùa trước đây sẽ được mở rộng 14 mét, mặt được trải nhựa hoặc đổ bê – tông, phía sau chùa sẽ mở rộng hai con đường lên Ngũ Đài Sơn. Làm lại không gian phía trước chùa cho rộng rãi, khang trang hơn. Dựng lại mấy tháp bia và đặc biệt là sẽ dựng một tượng đài Phật bà Quan âm cao 18 mét ở sau chùa, trên đường lên “cổng trời” của Ngũ Đài Sơn…

Chùa Ngũ Đài đã được xếp hạng di tích cấp tỉnh năm 2005.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


cung nhân mã đức phật và nàng cách tính trùng tang tam xa phong thủy chùa dậu đời 5 cung hoàng đạo Dâm nuoi con cái không hiếu thuận giấc mơ phản bội cha 10 cách hóa giải nghiệp xấu đường nap âm nét tướng của người phúc đức lục thập hoa giáp bản mệnh đau khổ SAO QUAN PHỦ mùa giải hạn cho nhà có hướng ngũ quỷ 2008 mệnh gì khách sạn bắc Gi loài động vật mang đến may mắn rắn trong tâm linh giải mã giấc mơ thấy người có bầu thúc ngấn cổ tay cách tính tuổi kim lâu lấy chồng màu phòng ngủ cho bé Sao Tam thai diếu cách chọn hướng đặt giường ngủ văn khấn chuyển nhà sửa chữa lớn không theo đạo Phật có đeo bản mệnh sự quyến rũ của 12 chòm sao nam Nhị Hắc Đẩu Họ tên Bếp Cụ Hà Uyên ngôi nhà sức khỏe tạp dâng giếng trời cho nhà ống Vì sao phòng ăn không được đối diện xem tử vi Con gái tuổi nào dễ bị tình cách đặt giường ngủ hợp phong thủy lão tử