Chùa Hiến có tên chữ Hán là “Thiên Ứng tự”, Là một trong những ngôi chùa cổ thuộc địa phận Phố Hiến Hạ, nay là đường Phố Hiến, phường Hồng Châu, Hưng Yên.
Chùa Hiến - Hưng Yên

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Chùa Hiến có tên chữ Hán là “Thiên Ứng tự”, Là một trong những ngôi chùa cổ thuộc địa phận Phố Hiến Hạ, nay là đường Phố Hiến, phường Hồng Châu, thị xã Hưng Yên. Khu di tích đình, chùa Hiến là một trong những di tích nổi tiếng, hàng năm thu hút được hàng vạn lượt du khách về tham quan, chiêm bái.

Lịch Sử: Tương truyền chùa được khởi dựng vào cuối thời Lý, đầu thời Trần. Trải qua nhiều lần tu sửa, ngôi chùa vẫn giữ được những nét kiến trúc nghệ thuật thời Lê đan xen Nguyễn.

Kiến Trúc: Chùa Hiến có bố cục kiến trúc kiểu “nội công ngoại quốc”, gồm tiền đường, thiên hương, thượng điện và ba mặt là hành lang. Giữa thượng điện là tượng Quan Âm Nam Hải ở thế ngồi, có tám đôi tay, bố trí đăng đối. Đầu tượng đội mũ chạm hoa cúc, sen, phù dung. Phía trước là tượng tứ vị bồ tát ngồi trên tòa sen, khuôn mặt đầy đặn, trang nghiêm. Các pho tượng này đều có niên đại thế kỷ 19. Việc thượng điện đặt ban thờ nổi bật tượng Quan âm cùng tứ vị bồ tát thể hiện tâm lý sùng bái vị thần có nhiều phép cứu giúp chúng sinh trên sông, biển. Đây là đặc điểm khác biệt trong bố cục thờ tự của chùa Hiến so với các nơi khác, nơi nhiều thương nhân trong và ngoài nước đến sinh sống, buôn bán.

Phía trước sân chùa Hiến có hai tấm bia đá lưu giữ nhiều tư liệu lịch sử nói lên quá trình tụ cư của thương cảng Phố Hiến. Tấm bia “Thiên ứng tự – Tân tự trùng tu thạch bi ký” niên đại Vĩnh Tộ thứ 7 (1625) ghi việc hưng công tu sửa chùa, có thể xếp chùa vào hàng thứ năm sau bộ “tứ đại khí” thời Lý.

Bia ghi nhận “Phố Hiến Nam nổi tiếng là nơi đô hội tiểu Tràng An của bốn phương” và trụ sở Ty Hiến sát Trấn Sơn Nam đóng ở đất Hoa Dương. Tấm bia “Thiên ứng tự – bia ký công đức trùng hưng” dựng năm Vĩnh Thịnh thứ 5 (1709) ghi việc góp công tu sửa chùa, có 481 người có quê quán nhiều vùng khác nhau, trong đó có 56 người Trung Quốc. Qua đó chúng ta có thể hình dung được khung cảnh của đô thị Phố Hiến, nơi hội tụ của nhiều cư dân đến buôn bán.

Chùa Hiến còn nổi tiếng có cây nhãn Tổ, chính xác ra tên gọi là cây nhãn tiến, nằm phía trước cửa chùa. Đây là ngôi chùa có cây nhãn tổ đầu tiên ở Việt Nam. Cây nhãn đường phèn có dáng hình đẹp, mã lụa, quả to, cùi dày, hương vị thơm ngon đặc sắc nhất. Mỗi mùa nhãn chín, nhãn thường được chọn hái để dâng đức phật, cúng thần thành hoàng và để quan lại địa phương tiến vua. Thân cây chính đã già cỗi, bọ ruỗng, đổ chỉ còn một nhánh, được đắp vun gốc, chăm sóc phát triển thành cây “hậu duệ”, hiện diện như một biểu tượng của giống nhãn đặc sản Phố Hiến – Hưng Yên.

Ngày nay, chùa Hiến là nơi hiện hữu “hậu duệ” cây nhãn tổ là điểm tham quan, chiêm bái không thể thiếu của du khách. Về với mảnh đất từng nổi danh: “Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến”, ta thỏa sức đắm mình trong văn hóa tâm linh, của những truyền thuyết linh thiêng, và huyền bí..


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


5 yếu tố ngôi nhà gây hao tài tướng râu nốt ruồi ở mông tư thế ngồi cử nhân tiếng trung là gì thế Việt Bói tình yêu người tuổi Tuất người tuổi Tỵ à tuổi tý chú chó cứu sống cả gia đình cung nhân mã và cung cự giải có hợp nhau Nong Tử phù ở cung mệnh nhÃ Æ Vận phong thủy Singapore tướng người tốt Đằng cà đào hoa các nhóm máu dương trạch bát quái đường nhân khí động tác bộ vị Sơn căn phong thủy giường ngủ theo tuổi ý nghĩa sao xem bàn tay tiền xu phong thủy tương cung Tá µ 4 Hội Chùa Tam Sơn Thái cực đồ hình sát Tiên Thiên Bát Quái giáp thìn Thuy va Thanh Long Bạch Hổ Gia Cát Lượng bao hieu thói lãng năm mới 2016 phủ hòa thân tÃƒÆ Sao Tử ban mẹo sao Thiên không mã¹i thìn Bùa đia không Sao Long đức