Chùa Bộc nằm tại xã Khương Thượng, nay thuộc phường Quang Trung, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Chùa Bộc còn có tên chữ là Sùng Phúc Tự hay Thiên Phúc Tự
Chùa Bộc - Hà Nội

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Chùa Bộc nằm tại xã Khương Thượng, nay thuộc phường Quang Trung, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Chùa Bộc còn có tên chữ là Sùng Phúc Tự hay Thiên Phúc Tự. Chùa nằm giữa khu vực diễn ra trận Đống Đa lịch sử năm 1789 (cách gò Đống Đa khoảng 300 mét), cạnh Núi Loa (Loa Sơn) còn gọi là núi Cây Cờ, nơi tướng giặc Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử.

Chùa vốn được dựng để thờ Phật, nhưng vì chùa tọa lạc sát một chiến trường giữa quân Tây Sơn và quân Thanh nên chùa còn thờ cả vua Quang Trung và vong linh những người đã chết trận.

Chùa được xây dựng trên thế đất có hình “Quy Hạc “ (con hạc đứng trên lưng rùa) nhưng từng bị cháy nên phải chuyển đi xây dựng tại địa điểm hiện nay, trên một khu đất cao ráo, phong quang, có hình thế đẹp giữa cánh đồng làng, phía trước Chùa có hồ rộng, sau lưng chùa có hai gò đất, tục truyền xưa gọi là núi Ông và núi Bà.

Tấm bia cổ nhất niên hiệu Vĩnh Trị năm Bính Thìn ( 1676 ) ghi lại thì chùa được xây dựng từ thời Hậu Lê. Chùa đã bị đốt cháy trong cơn binh lửa của trận đại phá quân Thanh ở gò Đống Đa ( 1789 ) . Ba năm sau , sư cụ trụ trì là Lê Đình Lượng tự là Đức Sương đã quyên cúng và trùng tu lại , còn trong dân gian gọi tên là ” Chùa Bộc ” ( hàm ý có phần quy y cho những vong hồn chết trận , tử thi bị bộc lộ ở ngoài đồng sau trận đánh chớp nhoáng của nghĩa quân Tây Sơn Quang Trung Nguyễn Huệ ). Từ đó đến nay chùa đã qua nhiều lần tu sửa .

Kiến trúc: Chùa có cổng tam quan, Tam bảo, nhà thờ tổ, nhà thờ mẫu, vườn tháp, có khuôn viên rộng. Có hồ tắm voi, gò kéo cờ, gò đánh cồng là những dấu tích liên quan đến cuộc chiến đấu của vua Quang Trung ở vùng này vào ngày mùng 5 tết âm lịch năm Kỷ Dậu ( 1789 ). Chùa còn bảo tồn được được nhiều di vật quý gồm các pho tượng Phật, 3 bia cổ ( bia Vĩnh Trị nguyên niên thời vua Lê Huy Tông ( 1676 ) , bia Chính Hòa, năm Bính Dần ( 1686 ) và bia Nhâm Tí niên hiệu Quang Trung( 1792 ) , một quả chuông có niên hiệu Cảnh Thịnh.

Trong chùa có pho tượng Đức Ông mà nhiều nhà sử học cho rằng đó chính là tượng vua Quang Trung. Năm 1962 nhà sử học Trần Huy Bá khảo sát pho tượng Đức Ông lạ và thấy sau bệ gỗ có dòng chữ khắc: “Bính Ngọ tạo Quang Trung tượng” ( 1846 ). Phía trên tượng treo bức hoành phi khắc 4 chữ: “Uy Phong Lẫm Liệt”.

Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia từ năm 1962. Chùa Bộc vừa là nơi tham quan du lịch lý thú vừa là nơi cầu nguyện, sám hối của mọi người.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


cách giải hạn sao thái bạch 2014 xem tướng người chòm sao thích di chuyển bàn làm việc phận 9 đường vân tay nhiều tiền lắm của thiên cơ hóa lộc Cách vượt qua bế tắc Bảo Bình Sao Thiên sứ phong thủy sòng bạc thang ky mon don giap làm phong thủy đặt mồ mả đền tháng 5 âm lịch mẹo Xem Boi tinh duyen bói ngày sinh xem tướng bàn tay phụ nữ xem tướng chân may phụ nữ tu lễ tạ năm mới đàn nghi lễ khánh thành tượng Phật tại lào Thái dương mơ thấy sóng biển cao nghi thức cúng ngày vía Quan Âm mơ thấy hôn người cùng giới Sao Phá toái 12 chòm sao làm lành chỉnh trang phòng sách mơ thấy bố mẹ đã chết giao mâm ngũ quả tích đức tình yêu của cung Nhân Mã nữ xem tướng lông mày phụ nữ Lưỡng nghi Thuật ngữ trong Phong Tổ tiên Phá Quân đàn ông bạch dương phụ nữ sư tử mẹ tuổi mão sinh con tuổi thìn cây phong thủy trong phòng khách xem tử vi Vận đào hoa tháng 8 của 12 Dương SAO lộc tồn lí do khiến bạn nghèo kiết xác chọn vòng tay đá phong thủy