Dân gian có câu: Ác giả ác báo, thiện giả thiện lai, chỉ vì một lời ác ý có thể khiến con người ta phải chịu khổ đến trăm năm.
Chịu khổ trăm năm chỉ vì một lời ác ý

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Người xưa có câu "Ác giả ác báo, thiện giả thiện lai", chỉ một lời ác ý cũng có thể khiến con người phải chịu quả báo. Câu chuyện tâm linh Phật giáo về khẩu nghiệp dưới đây sẽ khiến bạn phải cẩn trọng hơn trong từng lời nói của mình. 


Chiu kho tram nam chi vi mot loi ac y hinh anh
 
Có một người xuất gia từ giáo pháp của Như Lai, hay luyện tập thiền định. Một lần, ông ta đi tới thôn nhỏ, nghỉ lại qua đêm ở một ngôi chùa.    Đêm đầu tiên, ông ta ngồi tĩnh tâm như thường hay làm, chuẩn bị tiến vào trạng thái định. Tuy nhiên, lúc này các vị sư trong chùa bắt đầu tụng kinh, khiến tâm của ông không thể an định, liền nghĩ: "Hôm nay thiền định vào giữa đêm thôi!". Đến giữa đêm, các nhà sư vẫn tụng kinh, ông lại nghĩ: "Để gần sáng bắt đầu vậy!"    Gần sáng, ông ngồi xếp bằng tâm gần tiến vào thế thiền định, các nhà sư lại lớn tiếng tụng kinh. Bởi vì không đạt được nguyện vọng của mình, trong lòng khó chịu, lần này ông ta giận dữ đến mức nói: "Nhà sư trong giáo pháp Như Lai này từ sáng đến tối kêu như ếch". Vì lời này mà sau khi mất, ông ta chuyển kiếp biến thành con ếch xanh.   Phật chỉ ra hai đại bi kịch của con người
Phật dạy hai đại bi kịch của con người sẽ đẩy họ tới khổ đau và tuyệt vọng. Đó là chiếm được thứ mình muốn và không chiếm được thứ mình muốn.

Chú ếch ngụ gần nhà một người chăn gia súc có tên là Hoan Hỷ, sống cách Phật không xa, nghe tiếng Phật Đà giảng pháp, ông ta liền chống gậy đứng nghiêm nghe lời Phật dạy. Lúc này, chú ếch do người xuất gia chuyển kiếp đang ngồi bên bờ sông, bị chiếc gậy của người chăn gia súc không may chống lên lưng. 
  Mặc dù rất đau, nhưng chú ếch xanh rất thiện lương nghĩ rằng: "Nếu mình kêu ra tiếng, nhất định làm cho tâm người chăn gia súc hoảng hốt, ảnh hưởng đến việc nghe Phật pháp của ông ta". Thế nên, cứ chịu đau, còn thể hiện tấm lòng thanh tịnh của mình với Thích Ca. Vì vậy mà sau khi chết được cư ngụ trong thiên cung của Tứ đại thiên vương.   Câu chuyện Phật giáo về khẩu nghiệp không dài, không ngắn, đủ để nhắn nhủ tất cả. Vì nói lời không hay về tiếng tụng kinh của các đệ tử Như Lai đã tạo nên nghiệp chướng, trong 500 kiếp phải rơi vào thân phận của một chú ếch. Sau này, bởi vì thể hiện tấm lòng thanh tịnh của mình, nên mới được giải thoát khỏi thân kiếp ếch mà được sinh ra tại Ngũ đại thiên vương.   Người xuất gia từng được rèn luyện các hành vi giáo pháp của Như Lai, thế nên mới nhận ra được chân lý. Ta thường nói ác giả ác báo, thiện giả thiện lai, vậy nên cần phải tránh điều ác, tu tâm dưỡng tính làm điều thiện. Giải trừ khẩu nghiệp, trăm sự đều lành.
► Cùng đọc những câu nói hay về cuộc sống, những câu nói hay về tình bạn và suy ngẫm

Chi Nguyễn (Theo Xuefo)
Xem Clip Nhân quả ba đời, một người gây tội con cháu gánh họa


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

lời ác ý chịu khổ trăm năm


các lễ hội trong ngày 19 tháng 8 âm lịch bí mật nhân tướng SAO THIÊN Y thiệt thòi Phụ nữ cằm to thì khoái sex bảo bình bạch dương Giap phong thủy tài vận quốc ấn thuy va thần giữ của Đinh Hợi người có khuôn mặt phúc hậu Sân vườn nguyễn huệ Qua mua nhà tác dụng chữa bệnh của Phật giáo sao thất sát tại mệnh năm nhâm Năm 2021 mệnh gì sự ra đời của 12 con giáp đá mắt hổ tuoi ngo p2 hóa giải sát khí trong phong thủy nhà ở xem tử vi Chọn hướng treo tranh hợp phong bức Màu sắc phong thủy phi tinh chòm sao nào tỳ Bố trí bàn ăn hợp phong thủy HÓA KHOA cung thiên bình nữ và nhân mã nam tửvi Thái vi phú bố tuổi tý con tuổi mão bạch dương ma kết nàng dâu điển hình hôn nhân đã qua chương 11 đoán mệnh mơ thấy người thân Sao Đế vượng thiên giải đá phong thủy hồ ly am sao thien dong mơ thấy dao ngay tot sao hóa kỵ trong lá số tử vi cử nhân tiếng trung là gì người có tướng đào hoa Kỷ Dậu mơ thấy biển cạn nước cung hoang dao phong thủy cho tình yêu sự tích 12 con giáp kiêng kỵ đà núi thang 8 sao bảo bình nam và thiên bình nữ tướng cô đơn Phong thủy nhà bếp bói ngày sinh đoán bảo bình Hội Sáo Đền