Thời điểm này khi Tết chỉ còn tính bằng ngày, cũng là lúc từng xóm làng miệt sông nước miền Tây Nam bộ rủ nhau chuẩn bị nào nếp, lá chuối, dừa... để gói những đòn bánh tét đón năm mới.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Nhân bánh tét được làm nhiều loại như chuồi, dừa, mỡ, đậu xanh. Vì vậy, nguyên liệu gói bánh gồm dừa khô, nếp dẻo thơm, chuối, đậu xanh cà, mỡ, lá chuối phơi khô, dây từ cọng lá chuối để cột bánh...



Dừa được nạo để lấy thịt vắt nước cốt nấu với nếp và làm nhân bánh.


Vo nếp thật sạch rồi mang nấu với nước cốt dừa để có độ béo thơm.


Đậu cà ngâm cho mềm, đãi vỏ lại cho thật sạch, xong nấu cho thật chín, đem xào với hành, chút dầu hay mỡ, nếm gia vị muối, tiêu, bột ngọt cho vừa ăn.


Đậu xanh mặn và ngọt được vo thành nắm to để làm nhân bánh.


Mọi thứ đã chuẩn bị sẵn sàng chờ gói bánh.


Mỗi người chia nhau từng công đoạn để cho ra những đòn bánh tét thơm ngon.


Xếp lá ngang và dọc nằm xen vào nhau, xếp cho lớp lá lớn nằm giữa. Xúc nếp đổ vào giữa lá, dàn đều nếp ra theo chiều dài.


Cho nhân đậu xanh vào giữa nếp.


Phần nếp có màu xanh vì được nấu với lá dứa xoay nhuyễn, để tạo thêm sự phong phú và đẹp mắt cho món bánh tét ngày Tết. Nhân loại này có thể gồm đậu cà và mỡ.

Cách gói và nấu bánh tét


Sau khi nếp và nhân để vào lá chuối, bạn có thể gói lại thật chặt bánh và khéo léo xếp 2 đầu cho nhân và nếp không lọt ra.


Dùng những sợ dây siết thật chặt đòn bánh. Đặt đòn bánh xuống, lăn bánh cho tròn, vỗ bánh cho chắc, cột dây cách đều nhau, xiết bánh cho chặt.


Siết thật chặt đòn bánh theo hình dọc và ngang.


Dây siết bánh cũng là sản phẩm từ thân lá chuối, tướt ra thành từng sợi và phơi khô cho có độ chắc bền.


Đòn bánh sau khi được gói và cột tỉ mỉ trông rất đẹp.


Bánh được cột thành nhiều sợi màu khác nhau để phân biệt bánh ngọt, mặm, nhân chuối, nhân đậu.


Cho lá chuối dư xuống đáy nồi, xếp bánh tét đã gói xong cho vào nồi, đổ nước ngập bánh, đun lửa nấu liên tục.


Thường người dân hay dùng củi khô và to để nấu bánh.


Bánh được nấu trong khoảng 8 giờ với lửa thật to. Khi nước cạn dần, bạn có thể thêm vào cho đầy nồi bánh. Tùy theo số lượng bánh nhiều hay ít, sẽ nấu bánh lâu hay mau.


Bánh chín, vớt bánh ra cho ráo nước. Treo bánh vào nơi thoáng sẽ để được bánh trong thời gian lâu hơn.


Hương thơm và nét đặc trưng của từng loại nhân bánh quyện vào nhau, tạo nên một hương vị đặc trưng rất riêng của ngày Tết tại đồng bằng sông Cửu Long.

Trich tu: vnexpress.net
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


tên chòm sao yêu cầu cao lương nghi cửa gỗ nhà đẹp la sơn phu tử Quản thiên la xem tử vi Hướng đặt bàn thờ thần tài đặt tên cho con gái sao hóa kị đế tọa con giáp nên kết đôi ÃƒÆ Hội Đình An Phú tại hà nội tu vi Xem bói tình yêu Cự Giải và Bọ tu vi Xu hướng đặt tên ở nhà cực hay trong tướng đàn bà mắt lồi Tết Hoa Cúc Xem hướng làm nhà dat tên con Mơ thấy sửa nhà là điềm gì nuôi thú cưng xem tử vi mơ thấy chai lọ Hoàng Xuân Vinh bảo bình tài lộc chòm sao nam chung tình Sao Tham Lang cung thiên bình nam và song tử nữ mơ thấy em bé sơ sinh bí quyết sống Đường bua ngai cung song ngư và xử nữ có hợp nhau không Mộng ngày giờ mai táng văn khấn bán khoán Phong thủy thúc vượng đào hoa coi tướng mũi phụ nữ xem sao giải hạn ngày tốt sửa nhà người chồng hoàn hảo người hào phóng ý nghĩa các sao tử vi tu vi Xem bói tình yêu của 2 Cung Bạch 1 4 sao long trì con giáp may mắn về tài lộc nửa cuối dóng mơ thấy bị ong đốt đánh con gì con gái Chương Tử Di hoa tảo mộ người thân mệnh đồng cung buồn phiền thủ tục phong thủy để may mắn trong tình yêu Đặt tên hay tướng mặt thay đổi Dụng Bệnh Tật tháng 7 cô hồn tu phật sao Sinh Khí giải mã giấc mơ cách đeo nhẫn con cóc nốt ruồi trên mặt đàn ông Đồ