Khi đặt tên cần tuân thủ các nguyên tắc Âm vần của tên gọi phải hay, đẹp: đặt
tên là để người khác gọi, vì thế phải hay, kêu, tránh thô tục, không
trúc trắc. Tiếp đến là tránh họ và tên cùng vần cùng chữ, tránh dùng
nhiều chữ để dễ gọi. Tên gọi phải có kiểu chữ đẹp, dễ viết, tạo nên chữ ký đẹp, chân phương. Khi đặt tên cần chú ý sự thống nhất hài hoà giữa họ và tên, ví dụ Bạch Như Băng khiến người ta có cảm giác trong trắng như băng. Tên gọi phải có ngụ ý hay: điều quan
trọng nhất của việc đặt tên là chọn chữ nghĩa sao cho hay và lịch sự. Vì
thế phải căn cứ vào thẩm mỹ, chí hướng, và sở thích để chọn chữ nghĩa. Điều kiêng kỵ khi đặt tên Tốt nhất là không đặt tên dở tây dở ta
như Mali Hồng Ngọc, Giôn Vũ Mạnh, Miki Lan Hương, Ana Hoài Thu v.v...
khi con cái trưởng thành, nếu có dịp tên gọi được xuất hiện trên các báo
chí, đài phát thanh truyền hình thì độc giả, thính giả sẽ phải đoán
người đó là Tây hay ta. Khi đặt tên không nên chạy theo thời
cuộc chính trị, đặt tên gọi mang mầu sắc chính trị ví dụ trong chiến
tranh giải phóng dân tộc có người đặt tên cho con là Giải Phóng, Phản
Đế, Kháng Mỹ... hoặc là sau này lại đặt tên là Văn Cách, Hồng Vệ... Khi đặt tên không nên dùng những từ cầu
lợi, ví dụ Phú Quý, Kim Ngân làm cho người khác có cảm giác đó là sự
nghèo nàn về học vấn. Khi đặt tên không nên cuồng tín, nông
cạn quá, ví dụ đặt tên là Vô Địch, Vĩnh Phát... Đặt tên gọi tuyệt đối
quá, cực đoan quá sẽ làm cho người khác không có ấn tượng tốt. Không nên đặt tên nam nữ, âm dương trái
ngược nhau, nữ không nên đặt tên Nam, nam không nên đặt tên Nữ để người
khác dễ phân biệt. Theo Bách khoa tri thức
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Ngọc Sương (XemTuong.net)