Bên trái là Thanh Long, đại diện cho cương dương, nam tính. Vị trí Thanh Long tráng vượng đại diện cho quý nhân giúp đỡ và có sức mạnh trấn áp. Trong thần linh tứ phương, căn cứ vào thuyết pháp của “Sơn Hải kinh” : “Nam phương chúc dung, thú thân nhâ

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Bên trái là Thanh Long, đại diện cho cương dương, nam tính. Vị trí Thanh Long tráng vượng đại diện cho quý nhân giúp đỡ và có sức mạnh trấn áp.

Trong thần linh tứ phương, căn cứ vào thuyết pháp của “Sơn Hải kinh” : “Nam phương chúc dung, thú thân nhân diện, thừa lưỡng long”; “Tây phương nhục thu, tả nhĩ hữu xà, thừa lưỡng long”; “Đông phương hữu câu mang, thân ô nhân diện, thừa lưỡng long”; “Bắc phương ngẫu cương, hắc thân thủ túc, thừa lưỡng long”.

p65

Điều vô cùng hay ở chỗ, tất cả rồng trong “Sơn Hải kinh” đều dùng để cưỡi, còn những loại cùng họ với rắn thì đều bị tóm, bị diễu hoặc bị buộc xung quanh cổ. Từ đó cho thấy hai loài được phân biệt khác nhau. Chu Tước, Huyền Vũ, Thanh Long, Bạch Hổ đại diện cho 28 vì tinh tú trong tứ phương. Long (rồng) là 7 ngôi sao ở phía Đông: sao Giác, sao Cang, sao Đê, sao Phòng, sao Tâm, sao Vĩ, sao Ki. Hình dáng của 7 ngôi sao này rất giống hình rồng. Còn từ triết tự của chúng ta cũng có thể nhận ra: Giác là sừng của rồng, cang là cổ, đê là sống lưng, phòng là vai, tâm là tim, vĩ là đuôi, ki là phẫn cuối của đuôi.

Bên phải là Bạch Hổ, đại diện cho âm nhu, nữ tính. Vị trí Bạch Hổ tráng vượng, đại diện cho sức mạnh của âm nhu. Trong tứ linh thú của Trung Quốc, có một con mãnh thú thường xuyên được bàn luận ngang hàng với Thanh Long đó là Bạch Hổ. Hổ đứng đầu trong hàng mãnh thú, trong truyền thuyết uy lực của nó có thể hàng phục được yêu ma quỷ quái, điều đó khiến nó trở thành thần thú trong phong thuỷ, luôn xuất hiện cùng với Thanh Long. “Vân tòng Long, phong tòng Hổ”, chúng trở thành một đôi thu phục yêu ma quỷ quái tốt nhất. Vì thế, Bạch Hổ được phong là Chiến thần, Sát phạt thần. Bạch Hổ có nhiều kiểu thần lực như tránh tà, cầu phúc,
trừng ác dương thiện, phát tài phát phúc, hỉ kết lương duyên. Là một trong bốn tứ linh nên Bạch Hổ cũng do các vì tinh tú biến thành. Bảy ngôi sao nằm ở phía Tây đại diện cho Bạch Hổ là: sao Khuê, sao Lâu, sao Vị, sao Ngang, sao Hoa, sao Tứ, sao Tham. Phía Tây ngũ hành thuộc Kim, màu trắng. Cho nên căn cứ vào ngũ hành, phía trước Hổ thêm chữ “Bạch” nên gọi là Bạch Hổ.

Nếu căn nhà chếch phải hoặc chếch trái nhiều quá thì tạo nên thế Thanh Long ngắn – Bạch Hổ dài hoặc Bạch Hổ ngắn – Thanh Long dài. Điều đó chứng tỏ sức mạnh âm dương không điều hoà, quyền lực nam nữ mạnh yếu không giống nhau. Thanh Long quá vượng ắt sẽ khiến tính nam mạnh mẽ, đi theo khuynh hướng chủ nghĩa nam giới, độc đoán, chuyên quyền, gia trưởng. Bạch Hổ quá vượng đại diện cho tai hoạ thị phi . Thanh Long, Bạch Hổ phải cân bằng, hài hoà thì mới có bầu không khí sinh vượng, tức là phong thuỷ khi đó mới tốt.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

Giải Nghĩa Phong Thuỷ các nhà phong thủy nói về năm 2014 nhà phong thủy dự đoán năm 2014 nhà phong thủy thế giới dự đoán năm 2014 phong thủy nhà cửa năm 2014


QuẠTinh cầu xem tử vi Con gái tuổi nào dễ bị tình cây bồ đề cưa đổ thị phi công sở ngu hanh mơ thấy rau Ð c nốt ruồi tu vi Con giáp nào không thể sống thiếu hoa trà lịch ngày tốt xấu năm 2013 xem tử vi Những cái tên cấm kỵ cho bé mơ thấy radio tướng mắt xem chi phan tich sao bím người tuổi thân ngành Hóa khoa tiêu thái bạch sao tu vi xem ngày kết hôn trung niên phát tài 12 quã½ Bí quyết Sao Tang môn Lưu ý phong thủy khi chuyển nhà Sao Đế vượng những bài khấn phật ội Thạch lựu Mộc Bói tháng bảo bình và xử nữ có hợp không Thất Tịch cac hoà thời vận gặp may mắn 2017 tu vi Phụ nữ sinh tháng nào dễ lận bọ cung phuc duc nốt ruồi duyên phong thủy cho người mệnh thủy bể đám cưới mậu hôn nhân Tây tứ liem trinh Tương trường