Thông báo chuyên mục mới

Kính thưa Qúy Vị,

Chúng tôi vừa cho tải lên phần văn cúng đầy đủ các thể loại cúng, có form điền đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh gia chủ, địa chỉ, ngày tháng cúng...và hệ thống sẽ tự chuyển đổi ngày âm dương, can chi. Do đó quý vị sẽ không còn bị quên ngày tháng năm khi cúng nữa.

Giờ đây khi cúng quý vị sẽ đọc một mạch thông suốt, đầy đủ thông tin cần thiết, không còn phải khựng vì quên một số thông tin khi cúng

Xin mời Quý vị hãy vào đường link văn cúng để trải nghiệm thử, hoặc chúng tôi có để sẵn Form chọn ở trang chủ dưới mục Tứ Trụ,

Xin trận trọng cảm ơn!

XemTuong.net

Âm nhạc và ca hát – đối với hàng cư sĩ, nếu biết sử dụng khéo léo, đúng mục đích, là một phương tiện truyền thông tốt trong các sinh hoạt Phật giáo.
Lời Phật dạy về việc ca hát của tứ chúng

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Này các tỳ-khưu, đây là năm điều bất lợi khi ngâm nga giáo pháp theo âm điệu ca hát với sự kéo dài. Này các tỳ-khưu, không nên ngâm nga giáo pháp theo âm điệu ca hát với sự kéo dài; vị nào ngâm nga thì phạm tội dukkata (tác ác) – (Luật tạng, Tiểu phẩm)

1. Cư sĩ tại gia

Đối với người cư sĩ tại gia nguyện giữ 5 giới căn bản, ca hát không là vấn đề. Đức Phật không ngăn cấm người cư sĩ ca hát, sử dụng âm nhạc. Điều quan trọng là gìn giữ tâm ý, không để lôi cuốn, loạn động bởi âm thanh qua bài ca, tiếng hát, nhạc điệu. Âm nhạc và ca hát – đối với hàng cư sĩ – nếu biết sử dụng khéo léo, đúng thời, đúng mục đích, là một phương tiện truyền thông tốt trong các sinh hoạt Phật giáo.

Tuy nhiên, nếu người cư sĩ nguyện giữ 8 giới (bát quan trai giới) – thông thường trong các khóa thiền hay những ngày bố tát tịnh tu – không ca hát là điều giới thứ 7 cần phải tuân giữ:

“Trong đêm nay và ngày nay, ta nguyện sống tránh xa không xem múa, hát, nhạc, diễn kịch, không trang sức bằng vòng hoa, hương liệu, dầu thoa và các thời trang…” (Tăng chi bộ, chương Tám pháp).

2. Sa-di, sa-di-ni xuất gia

Không ca hát là giới thứ 7 trong 10 giới căn bản của hàng sa-di, sa-di-ni:

– Ðệ tử thực hành giới tránh múa, hát, nhạc, kịch (Tiểu bộ, Tiểu tụng).

3. Tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni xuất gia

Riêng giới không múa hát, thổi kèn, đàn, xem múa hát, nghe đàn kèn tuy không ghi rõ trong giới bổn Ba-la-đề-mộc-xoa nhưng có ghi trong các điều liên quan đến tội Tác ác (dukkata) [*], thuộc Tiểu phẩm (Chương V), của Luật tạng. Duyên sự như sau (dựa theo bản Việt dịch của Tỳ-khưu Indacanda):

… Một lần nọ, tại thành Rājagaha (Vương xá) có lễ hội ở trên đỉnh núi. Các tỳ-khưu nhóm Lục sư (lục quần tỳ-khưu) đã đi xem lễ hội ở trên đỉnh núi. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

– Tại sao các sa-môn Thích tử lại đi xem vũ, ca, luôn cả tấu nhạc, giống như các kẻ tại gia hưởng dục vậy?

Các tỳ-khưu đã nghe được những người dân ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các tỳ-khưu ít ham muốn, tự biết đủ, khiêm tốn, có hối hận, ưa thích sự học tập, đến trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. Ngài khiển trách nhóm Lục sư ấy, rồi bảo các tỳ-khưu rằng:

– Này các tỳ-khưu, không nên đi xem vũ, ca, hoặc tấu nhạc; vị nào đi thì phạm tội dukkata (tác ác). [*]

[*] Theo Gs Rhys Davids (Vinaya Texts – bản dịch Anh ngữ Luật tạng), “dukkata” dịch là “wrong doing” (làm xấu, tác ác) là những lỗi nhẹ, chỉ cần tự sám hối là đủ.

4. Ngâm nga theo âm điệu ca hát

Ngay cả đến việc ngâm nga các bài kệ, bài pháp với các âm điệu trầm bổng du dương cũng bị đức Phật khiển trách và ngăn cấm. Một lần nọ, các tỳ-khưu nhóm Lục sư ngâm nga giáo pháp theo âm điệu ca hát với sự kéo dài. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

– Các sa-môn Thích tử này ngâm nga giáo pháp theo âm điệu ca hát với sự kéo dài giống y như chúng ta ca hát vậy.

Các tỳ-khưu đã nghe được những người dân ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các tỳ-khưu ít ham muốn, tự biết đủ, khiêm tốn, có hối hận, ưa thích sự học tập, đến trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. Ngài khiển trách nhóm Lục sư ấy, rồi bảo các tỳ-khưu rằng:

– Này các tỳ-khưu, đây là năm điều bất lợi khi ngâm nga giáo pháp theo âm điệu ca hát với sự kéo dài:

Bản thân vị ấy bị say đắm trong âm điệu,
Khiến cho những kẻ khác cũng bị ảnh hưởng say đắm trong âm điệu,
Hàng cư sĩ tại gia phàn nàn, chê cười vị ấy,
Trong khi ra sức thể hiện âm điệu, thiền định của vị ấy bị phân tán,
Điều cuối cùng là vị ấy khiến dân chúng thực hành theo đường lối sai trái.

Này các tỳ-khưu, đây là năm điều bất lợi khi ngâm nga giáo pháp theo âm điệu ca hát với sự kéo dài. Này các tỳ-khưu, không nên ngâm nga giáo pháp theo âm điệu ca hát với sự kéo dài; vị nào ngâm nga thì phạm tội dukkata (tác ác) – (Luật tạng, Tiểu phẩm).


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


am 5 mơ thấy lợn Thuc linh thiêng mơ thấy lừa Doanh dao mơ thấy leo sao that sat ĐIỀM bố trí cửa sổ phòng bếp tuoi tuat giuong mơ thấy mình cầu nguyện top 3 mơ thấy mình khóc mơ thấy mình ngủ thanh mơ thấy mình sám hối thien nổi nóng mơ thấy mình thi trượt khi mơ thấy mình uống rượu mơ thấy mông tính toán mơ thấy mưa to sao tu bán khoán con lên chùa mơ thấy mất bóp tiền mơ thấy mặc quần áo rách xem tướng phụ nữ giàu sang Bói tên mơ thấy mặt trăng Tuần mơ thấy mặt trời vận quý nhân Ky mơ thấy nếp nhăn tuoi ty mơ thấy nội tạng mặt tối trong tính cách của Bảo Bình mơ thấy người đã đoán tính mơ thấy người cùng phái hôn mình mơ thấy người tình Sao Hồng loan tướng đại quý mơ thấy mặc áo dài trắng