Chùa bà Thiên Hậu là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Sài Gòn, mang đậm phong cách chùa cổ của người Hoa, từ đường nét, kiến trúc đến vật liệu xây dựng.
Chùa Bà Thiên Hậu - Thành Phố Hồ Chí Minh

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Chùa Bà Thiên Hậu còn được gọi là chùa Bà Chợ Lớn, tên chữ Hán là Thiên Hậu miếu, người Hoa gọi là Phò Miếu (tức miếu Đức Bà). Chùa tọa lạc tại số 710 đường Nguyễn Trãi, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh. Do bên cạnh chùa có Tuệ Thành Hội quán là nơi quy tụ của nhóm người Hoa Quảng Đông, nên chùa còn được gọi Tuệ Thành Hội quán. Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất của người Hoa đã gây dựng trên đất Đề Ngạn xưa. Chùa Bà được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia ngày 7 tháng 1 năm 1993.

Chùa Bà Thiên Hậu được nhóm người Hoa gốc Tuệ Thành (tức Quảng Châu thuộc tỉnh Quảng Đông) di dân sang Việt Nam góp vốn và góp công xây dựng vào khoảng năm 1760 và được trùng tu nhiều lần. Chùa nằm trong khu trung tâm của những người Hoa đầu tiên đến tạo lập nên Chợ Lớn sau này.

Chùa xây theo hình ấn, là kiểu kiến trúc đặc trưng của người Hoa, đây là tổ hợp 4 ngôi nhà liên kết nhau tạo thành mặt bằng giống hình chữ “khẩu” hoặc chữ “quốc”. Ba dãy nhà ở giữa tạo thành tiền điện, trung điện và hậu điện. Giữa các dãy nhà này có một khoảng trống gọi là thiên tỉnh (giếng trời), giúp không gian chùa thoáng đãng, đủ ánh sáng cho hậu cung và có chỗ thoát khói hương.

Trang trí ở các điện là hình hoa lá, chim thú và hoành phi, câu đối, biển tự thường là màu đỏ, vàng tạo sự ấm áp, tin tưởng. Chùa còn có các bức tranh đắp nổi liên hoàn, các con vật thuộc “tứ linh”. Chùa có gắn các tượng tròn, phù điêu bằng gốm dày đặc từ trên nóc chùa, mái, hiên chùa cho đến các bàn thờ, vách tường… do 2 lò gốm Bửu Nguyên và Đồng Hòa sản xuất vào năm 1908.

Tiền điện là hai trang thờ hai bên: Phúc Đức Chánh thần (phải) và Môn Quan Vương Tả (trái). Tại đây có bia đá ghi truyền thuyết về Thiên Hậu Thánh Mẫu và các bức tranh lớn vẽ cảnh bà đang hiển linh trên sóng nước. Trung điện đặt bộ lư có năm món (ngũ sự) đúc năm Quang Tự thứ 12 (1886). Chính điện, được gọi là Thiên hậu Cung, gian giữa thờ Bà Thiên Hậu, hai bên thờ bà Kim Hoa Nương Nương (phía phải) và Long Mẫu Nương Nương (phía trái).

cổ vật
Cổ vật tại chùa

Pho tượng Bà Thiên Hậu tạc từ một khối gỗ nguyên cao 1m, có từ khá lâu, trước khi xây chùa, vốn được thờ ở Biên Hòa và đến năm 1836 mới di chuyển về đây. Hai pho tượng còn lại bằng cốt giấy sơn màu. Các pho tượng đều được khoác áo thêu lộng lẫy. Gian phụ nằm hai bên chính điện thờ Quan Thánh, Địa Tạng, Thần Tài.

Chính điện chùa còn 2 đại đồng chung niên hiệu Càn Long năm thứ 60 (1796) và Đạo Quang năm thứ 10 (1830). Trung điện có bộ lư phát lam lớn niên hiệu Quang Tự thứ 12 (1886). Trong tủ kính lớn ở chính điện là tượng Bát Tiên và tướng lịnh của D’Ariès vào năm 1860 cấm các binh sĩ Pháp và Y-Pha-Nho phá phách. Hai bên bộ lư là kiệu sơn son thiếp vàng, bằng gỗ tốt, dành rước Bà vào ngày vía Bà với chiếc thuyền rồng chạm hình nhân, rước theo cùng với kiệu Bà.

Ngoài ra, chùa còn khoảng 400 đồ cổ, trong đó có 7 pho tượng thần, 6 tượng đá, 9 bia đá, 2 chuông nhỏ, 4 lư hương đồng, 1 lư hương đá, 10 bức hoành phi, 23 câu đối và 41 tranh nổi… Tất cả những cổ vật này đều được chế tác rất công phu, tỉ mỉ với những đường nét tinh tế.

Chùa Bà Chợ Lớn hàng ngày vẫn đón tiếp những người đến cúng lễ khá đông. Nhưng đông hơn là vào các ngày mùng một và rằm hàng tháng, các ngày lễ Tết trong năm của người Hoa như Tết Nguyên đán, Tết Nguyên tiêu, Tết Đoan ngọ… Đặc biệt, ngày 28 Tết, chùa tiến hành lễ cúng Bà và Lễ khai ấn, cầu mong Bà phò trợ cho “Hộ quốc an dân” và “Hợp cảnh bình an”. Riêng ngày vía Bà (23 tháng 3 [âm lịch]) được xem là ngày hội chính của chùa.

Chùa Bà Thiên Hậu là một trong những ngôi chùa miếu, có lịch sử lâu đời nhất của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh giá trị về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hiện vật cổ, nơi đây còn có một giá trị khác, đó không chỉ là nơi đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng mà còn là nơi qui tụ và tương trợ lẫn nhau của bà con người Việt gốc Hoa (Quảng Đông).


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


mơ thấy đàn kiến đánh con gì Nguồn Đà Sao Địa không o don con giáp nam quý giá điền trạch cung quan loc XEM NGAY SINH căn duyên tiền định tuổi đinh mão Số điện thoại Mộng ngôi nhà của thần hades Van gò Cung Mão nap âm B tổ tấu thư liêm các lễ hội ngày 17 tháng 12 âm lịch người lương thiện bình tài lộc phong thủy Từ phong mơ thấy lừa xem bói tình yêu của 2 cung bạch dương văn khấn tết nguyên tiêu Long tứ tượng vận khí Nhân Mã Cao Thủ nằm mơ thấy cá sấu diếu Phong thủy bàn làm việc bệnh Đông Tây HA Luận đoán tình yêu Kim Ngưu 2016 với các Và đi thi ô dao kéo sao that sat o cung menh đế tọa 济南 pha trà gặp vận xui